0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 01/04/2025 20:18 (GMT+7)

Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ vướng mắc 11 dự án BOT giao thông

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc một số dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.

Bộ Xây dựng cho biết, việc xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc phát sinh tại một số dự án BOT giao thông ký kết hợp đồng trước thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 (Luật PPP) ban hành nhằm cải thiện môi trường đầu tư, khơi thông nguồn lực, thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về thu hút nguồn lực xã hội theo phương thức PPP, hoàn thành các mục tiêu đột phá chiến lược về phát triển kết cấu hạ tầng.

Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ vướng mắc 11 dự án BOT giao thông
Hầm đường bộ Đèo Cả.

Dự thảo Nghị quyết đề xuất quy định cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc đối với một số dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT ký kết trước thời điểm Luật số 64/2020/QH14 có hiệu lực thi hành bao gồm:

1- Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C theo hình thức BOT;

2- Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, giai đoạn I theo hình thức hợp đồng BOT;

3- Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả (bao gồm hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông, hầm Hải Vân) theo hình thức hợp đồng BOT;

4- Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - thành phố Lạng Sơn đoạn Km45+100-Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 - Km106+500, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn theo hình thức Hợp đồng BOT.

5- Dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 1 đoạn tránh thành phố Thanh Hóa theo hình thức hợp đồng BOT;

6- Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) và nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 3 đoạn Km75 - Km100 theo hình thức hợp đồng BOT;

7- Dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14) đoạn Km1738+148 - Km1763+610, tỉnh Đắk Lắk theo hình thức hợp đồng BOT;

8- Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 đoạn Km14+000 đến Km50+889 theo hình thức Hợp đồng BOT;

9- Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn đoạn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc theo hình thức hợp đồng BOT;

10- Dự án cải tạo, nâng cấp đường 39B đoạn tuyến tránh thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương và đoạn từ đường vào Trung tâm Điện lực Thái Bình đến cầu Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình theo hình thức hợp đồng BOT;

11- Hạng mục cầu An Hải đầu thư theo hình thức hợp đồng BOT (thuộc dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch tuyến đường ven biển Độc Lập - long Thủy - Gành Đá Đĩa).

Nguyên tắc thực hiện

Bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị quyết này và quy định pháp luật có liên quan, phù hợp với các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên, ký kết. Không sử dụng vốn Nhà nước để tháo gỡ vướng mắc do vi phạm nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.

Bảo đảm nguyên tắc "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", hạn chế tối đa tác động đến các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT đang khai thác, đặc biệt không để xảy ra tình trạng trục lợi chính sách, thoái thác trách nhiệm.

Vốn Nhà nước tham gia, hỗ trợ dự án trong giai đoạn khai thác (*)

Dự thảo nêu rõ, cho phép bố trí vốn nhà nước tham gia, hỗ trợ một số dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT trong giai đoạn khai thác để bảo đảm hiệu quả tài chính đối với các dự án: 1- Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Việt Trì - Ba Vì nối Quốc lộ 32 với Quốc lộ 32C theo hình thức BOT (bổ sung 598 tỷ đồng vốn nhà nước); 2- Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Thái Hà vượt sông Hồng trên đường nối hai tỉnh Thái Bình, Hà Nam với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, giai đoạn I theo hình thức hợp đồng BOT (bổ sung 1.024 tỷ đồng vốn nhà nước); 3- Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua Đèo Cả (bao gồm hầm Đèo Cả, hầm Cổ Mã, hầm Cù Mông, hầm Hải Vân) theo hình thức hợp đồng BOT (bổ sung 2.280 tỷ đồng vốn nhà nước); 4- Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - thành phố Lạng Sơn đoạn Km45+100-Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 - Km106+500, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn theo hình thức Hợp đồng BOT (bổ sung 4.580 tỷ đồng vốn Nhà nước).

Trách nhiệm chia sẻ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và bên cho vay

Khi thực hiện cơ chế, chính sách nêu tại (*), nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và bên cho vay có trách nhiệm chia sẻ điều chỉnh hợp đồng tín dụng, phương án trả nợ phù hợp với doanh thu thực tế của dự án; điều chỉnh giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, lãi suất vốn vay bảo đảm thời hạn vận hành, kinh doanh sau khi điều chỉnh không vượt quá thời hạn vận hành, kinh doanh theo hợp đồng dự án được ký kết giữa các bên.

Khi thực hiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy định tại các điểm a, b, đ khoản 2 Điều 52 Luật số 64/2020/QH14 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 4 Luật số 57/2024/QH15) đối với các dự án 5 – 11 nêu trên, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và bên cho vay có trách nhiệm chia sẻ:

Đối với vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư: không tính lợi nhuận vốn chủ sở hữu trong giá trị đề nghị thanh toán.

Đối với vốn vay: áp dụng mức lãi suất 4%/năm từ thời điểm dự án đưa vào vận hành đến thời điểm cấp có thẩm quyền quyết định chấm dứt hợp đồng dự án.

Dự thảo nêu rõ, cho phép bố trí khoảng khoảng 14.223 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2024 để tháo gỡ vướng mắc đối với 9/11 dự án. Địa phương chịu trách nhiệm bố trí khoảng 576 tỷ đồng ngân sách địa phương để tháo gỡ vướng mắc đối với 2/11 dự án thuộc thẩm quyền.

Bạn đang đọc bài viết Đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù tháo gỡ vướng mắc 11 dự án BOT giao thông. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Quỹ Nhà ở Quốc gia “tiếp nguồn hy vọng” cho người thu nhập thấp
Bộ Xây dựng hiện đang nghiên cứu, rà soát để đề xuất giải pháp thành lập Quỹ nhà ở quốc gia. Và đến nay, Bộ Xây dựng đã chủ động giao đơn vị chuyên môn khẩn trương nghiên cứu từ các kinh nghiệm quốc tế, rà soát các quy định pháp luật hiện hành và đề xuất giải pháp triển khai.

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.