0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 07/01/2025 14:52 (GMT+7)

Hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 06/01, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 05/TB-VPCP kết luận của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Phiên họp thứ nhất ngày 14 /12/2024.

Hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Phát triển công nghiệp bán dẫn là xu hướng chung của thế giới trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tiếp tục là xu thế tất yếu trong tương lai.

Phát triển công nghiệp bán dẫn là xu hướng chung của thế giới

Thông báo kết luận nêu rõ, trong giai đoạn tới đây, chúng ta phải thực hiện 2 mục tiêu 100 năm (tới năm 2030 kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và tới năm 2045 kỷ niệm 100 năm thành lập nước), đòi hỏi phải có bứt phá, đột phá, nhất là về tăng trưởng kinh tế. Muốn thúc đẩy tăng trưởng thì cùng với làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng, cần thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế thông minh, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ, kinh tế ban đêm; đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, điện toán đám mây, phát triển kinh tế sáng tạo để tạo ra lực lượng sản xuất mới, với tinh thần "theo kịp, tiến cùng và vượt lên".

Phát triển công nghiệp bán dẫn là xu hướng chung của thế giới trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và tiếp tục là xu thế tất yếu trong tương lai; là nhu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu; cần tiếp tục triển khai toàn diện, bao gồm đầu tư mạnh mẽ vào phát triển nguồn nhân lực; tiếp tục đột phá về thể chế và đầu tư nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; hợp tác quốc tế với các quốc gia, nền kinh tế, tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới.

Việt Nam có những lợi thế chiến lược về phát triển công nghiệp bán dẫn như trữ lượng đất hiếm đứng trong nhóm đầu thế giới, vị trí địa lý thuận lợi ở trung tâm khu vực sản xuất chính của ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, nguồn nhân lực dồi dào và nhiều tiềm năng.

Coi phát triển nguồn nhân lực, thể chế cho công nghiệp bán dẫn là chiến lược toàn diện

Về quan điểm, mục tiêu trong thời gian tới, Thông báo kết luận nêu rõ: Coi phát triển nguồn nhân lực, thể chế và hạ tầng cho công nghiệp bán dẫn là chiến lược toàn diện; cần tập trung triển khai, đầu tư xứng tầm đột phá chiến lược. Có cơ chế chính sách đột phá cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trên tin thần bình đẳng, đơn giản, thuận lợi cho các chủ thể có liên quan thực hiện.

Đảng chỉ đạo, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, quốc gia mong đợi nên chỉ bàn làm, không bàn lùi, phải có bước đi lộ trình, định hướng cụ thể, quyết tâm phải cao, nỗ lực phải lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm; làm việc nào dứt việc đó; phân công phải rõ người rõ việc, rõ kết quả, trong quá trình thực hiện phải đôn đốc, kiểm tra, giám sát.

Phát huy trách nhiệm người đứng đầu, tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực cấp dưới, gắn với kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực.

Đẩy mạnh hợp tác công tư, hợp tác trong nước, quốc tế; khơi thông, tận dụng mọi nguồn lực cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn. Phát huy sức mạnh của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư, cơ sở đào tạo trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".

Phát triển công nghiệp bán dẫn một cách hài hòa, cân bằng quan hệ với các nước lớn. Tập trung phát triển các trung tâm thiết kế, kiểm thử, đóng gói và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp lớn, đặc biệt về công nghệ đóng gói tiên tiến, hướng tới thành lập nhà máy sản xuất bán dẫn và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn.

Kịp thời chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, rào cản trong lĩnh vực bán dẫn

Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn yêu cầu trong thời gian tới, các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về cải cách thủ tục hành chính, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, rào cản về quy trình, thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bán dẫn như báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, thị thực nhập cảnh, giấy phép lao động… tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn. Việc hỗ trợ nhà đầu tư cần thực hiện kịp thời, nhất quán, theo cơ chế một cửa.

Đồng thời, tiếp tục tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển ngành công nghiệp bán dẫn theo chủ trương, định hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, và Chương trình phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030.

Tăng cường hợp tác với các quốc gia, nền kinh tế sở hữu năng lực sản xuất bán dẫn, tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm, vật liệu, linh kiện bán dẫn. Thu hút các doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới, đặc biệt các doanh nghiệp có vai trò quyết định hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn chuyển dịch chuỗi cung ứng về Việt Nam, đặt văn phòng, xây dựng các trung tâm R&D, phòng thí nghiệm về bán dẫn tại Việt Nam. Thúc đẩy quan hệ đối tác với các doanh nghiệp lớn về bán dẫn như: Intel, Samsung, Amkor, Hana Micron. Từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu về bán dẫn, chuyển giao và dần tiến tới làm chủ công nghệ.

Quyết liệt, sâu sát hơn nữa trong công tác nghiên cứu, tham mưu hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; tập trung tháo gỡ các vướng mắc về thể chế để tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, tăng sức cạnh tranh để thu hút các nhà đầu tư; cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tham gia phát triển bán dẫn.

Các địa phương nghiên cứu, lựa chọn các khu công nghiệp có vị trí thuận lợi, phù hợp để đầu tư, đảm bảo đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật (đặc biệt về cung cấp nguồn điện ổn định, đủ công suất và nước sạch, hệ thống xử lý nước thải, vệ sinh môi trường) nhằm phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; thúc đẩy các khu, cụm công nghiệp lân cận để tạo cụm liên kết ngành cho chuỗi công nghiệp bán dẫn.

Tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục tập trung đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tại Chương trình Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trình Chính phủ ban hành Nghị định về Quỹ hỗ trợ đầu tư, nhằm khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư trên thế giới và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn triển khai, phát huy những cơ chế ưu đãi của Quỹ Hỗ trợ đầu tư nhằm khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia và hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư, ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; báo cáo Ban chỉ đạo để định hướng, chỉ đạo về việc sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư được hiệu quả.

Nghiên cứu, thiết lập cơ chế một cửa liên thông quốc gia (One-Stop Service) để hỗ trợ các doanh nghiệp về thủ tục hành chính, đầu tư và các vấn đề liên quan khác, tạo môi trường thuận lợi phát triển công nghiệp bán dẫn, tư vấn, tiếp nhận, tham mưu cấp phép và theo dõi tiến độ các dự án đầu tư về công nghiệp bán dẫn; dành mức ưu tiên xử lý cao nhất đối với hồ sơ thủ tục các dự án.

Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục tập trung và đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược Phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, đặc biệt là các nhóm nhiệm vụ cụ thể: phát triển chip chuyên dụng; phát triển công nghiệp điện tử.

Bộ Ngoại giao xây dựng "Đề án thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm huy động nguồn lực cho phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, điện tử Việt Nam"; nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền thiết lập khuôn khổ song phương và đa phương về bán dẫn với các quốc gia, nền kinh tế, doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực này.

Ngọc Linh

Bạn đang đọc bài viết Hoàn thiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Bản hòa ca Tết Việt trên đường hoa Home Hanoi Xuan 2025
Chào đón năm mới Ất Tỵ, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 trở lại với chủ đề đặc biệt “Bản hòa ca Tết Việt”, không chỉ là một lễ hội xuân, mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa truyền thống, được tôn vinh và tái hiện qua lăng kính sáng tạo hiện đại giữa lòng khu đô thị Mailand Hanoi City.
Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp
Theo quy định, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế (NNT) là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Không cần mua vé máy bay hay xin visa, giới trẻ đổ về phía Đông Hà Nội để “du ngoạn 5 châu”
Dịp nghỉ Tết Nguyên đán năm nay, giới trẻ sẽ không phải lo vé máy bay tăng giá hay loay hoay xin visa mà vẫn có đủ các trải nghiệm du ngoạn 5 châu. Bởi ngay phía Đông Hà Nội, Vinhomes Ocean Park 2 mang tới không gian lễ hội độc đáo cùng các tiện ích, trải nghiệm thời thượng dẫn đầu xu hướng du lịch.

Tin mới

Bản hòa ca Tết Việt trên đường hoa Home Hanoi Xuan 2025
Chào đón năm mới Ất Tỵ, đường hoa Home Hanoi Xuan 2025 trở lại với chủ đề đặc biệt “Bản hòa ca Tết Việt”, không chỉ là một lễ hội xuân, mà còn là nơi hội tụ những giá trị văn hóa truyền thống, được tôn vinh và tái hiện qua lăng kính sáng tạo hiện đại giữa lòng khu đô thị Mailand Hanoi City.
Doanh nghiệp xây dựng tìm cơ hội vượt khó
Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng, đại diện các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp đã cùng nêu lên những khó khăn, đưa ra các kiến nghị để phát huy lợi thế, tạo thêm nguồn việc cho doanh nghiệp và đối mặt thách thức trong thời gian tới.
Hà Nội: Phấn đấu đến năm 2025 đạt khoảng 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội
Trên cơ sở Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045, UBND Thành phố phê duyệt Chương trình phát triển nhà ở Thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030 xác định chỉ tiêu phát triển mới NƠXH đến năm 2025 khoảng 1,25 triệu m2 sàn, đến năm 2030 khoảng 2,5 triệu m2 sàn.
Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam: Cải cách – kiến tạo kỷ nguyên kinh tế mới
Ngày 7/1, tại Hà Nội, với sự chỉ đạo của Ban Kinh tế Trung ương, Hội Khoa học kinh tế Việt Nam và Tạp chí Kinh tế Việt Nam (VnEconomy) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) chủ trì tổ chức Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam (VESF) lần thứ 17 – Phiên toàn thể mùa xuân 2025.
Tỷ giá USD ngày 8/1: Đồng USD phục hồi
Hôm nay (8/1), trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,43%, hiện ở mức 108,68.
Bắt sóng cơ hội đầu tư với căn hộ thương mại dịch vụ gần Trung tâm hội chợ triển lãm quốc gia
Được đánh giá là kênh đầu tư hấp dẫn, căn hộ thương mại dịch vụ mang đến khả năng khai thác đa năng, từ kinh doanh, lưu trú đến làm văn phòng. Đây cũng là tài sản có giá trị bền vững với mức sinh lời ổn định, phù hợp với những nhà đầu tư sở hữu tầm nhìn chiến lược.
Giá nhà ngày càng leo thang, cơ hội nào cho người thu nhập thấp?
Giá nhà tại các đô thị lớn không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, khiến giấc mơ sở hữu nhà ở ngày càng xa vời đối với người thu nhập thấp. Nguyên nhân của tình trạng này đến từ nhiều yếu tố, từ sự mất cân đối cung cầu, chi phí vật liệu xây dựng leo thang, đến dòng vốn đầu tư đổ vào BĐS.
Động lực tăng trưởng tín dụng trong năm 2025
Tăng trưởng tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Bước sang năm 2025, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đang có nhiều biến động, đòi hỏi các ngân hàng và cơ quan quản lý có những điều chỉnh phù hợp để duy trì đà tăng trưởng tín dụng một cách bền vững.
Ngưỡng nợ thuế hoãn xuất cảnh như thế nào là phù hợp
Theo quy định, các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh bao gồm: cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế (NNT) là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.