0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 13/04/2023 07:41 (GMT+7)

TP.HCM: Đề xuất thí điểm một số cơ chế, chính sách để phát triển

Theo dõi KT&TD trên

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đã có kiến nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội xem xét thông qua “Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. HCM”.

Theo đó, HoREA kiến nghị không nên đề xuất thực hiện BOT trên các tuyến đường hiện hữu trên địa bàn TP. HCM mà đề nghị cho phép thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo hình thức Hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) trên các tuyến đường hiện hữu trên địa bàn được thanh toán bằng tiền ngân sách nhà nước của địa phương và áp dụng chung trên phạm vi cả nước.

HoREA cho rằng, nếu đề nghị được Quốc hội chấp thuận thì sẽ thực hiện được các dự án đầu tư xây dựng các tuyến đường hiện hữu theo phương thức xã hội hóa đầu tư bằng hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao được thanh toán bằng tiền ngân sách nhà nước của địa phương.

HoREA kiến nghị thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển TP. HCM - Ảnh 1
HoREA đề nghị được thanh toán dự án BT bằng tiền ngân sách của địa phương và áp dụng trên phạm vi cả nước.

Tiếp đến, HoREA kiến nghị không thực hiện đấu thầu dự án có diện tích đất do Nhà nước quản lý trong khu vực thực hiện dự án; đất chưa được giải phóng mặt bằng, để tránh xảy ra xung đột lợi ích hoặc đối đầu giữa một bên là Nhà nước và nhà đầu tư và một bên là người có đất bị thu hồi.

Lý giải về kiến nghị trên, HoREA cho biết, khi đấu thầu dự án có sử dụng đất để lựa chọn nhà đầu tư đối với đất chưa được giải phóng mặt bằng thì trước đó Nhà nước phải thông báo thu hồi đất, xây dựng phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư cho người có đất bị thu hồi.

Sau khi lựa chọn được nhà đầu tư thì nhà đầu tư ứng vốn để Nhà nước thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư nên hoàn toàn có thể xảy ra tình trạng xung đột lợi ích hoặc đối đầu” giữa Nhà nước với người có đất bị thu hồi, gần như Nhà nước “làm thuê” cho nhà đầu tư bởi người dân dễ có cảm nhận là Nhà nước “chống lưng” cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, HoREA cũng kiến nghị "Cho phép thực hiện trở lại phương thức BT trên địa bàn TP.HCM được thanh toán bằng tiền ngân sách nhà nước" và đề nghị xây dựng hoàn thiện khuôn khổ pháp luật để điều chỉnh phương thức đầu tư dự án theo hình thức "Hợp đồng BT mà nhà đầu tư thực hiện" được thanh toán bằng tiền ngân sách nhà nước, để áp dụng chung trên phạm vi cả nước.

Ngoài ra, HoREA kiến nghị "cho phép UBND TP.HCM thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị và rút gọn các bước lập quy hoạch nhằm đẩy nhanh tiến độ lập, điều chỉnh quy hoạch".

Với quy định trường hợp TP.HCM xây dựng và ban hành hệ số điều chỉnh giá đất để tính tiền sử dụng đất đối với tất cả các dự án bất động sản, nhà ở thương mại không phân biệt dự án có giá trị tiền sử dụng đất trên hoặc dưới 30 tỉ đồng theo bảng giá đất, thay vì thuê đơn vị tư vấn thẩm định giá đất thay vì thuê đơn vị tư vấn thẩm định giá đất…

Điều này vừa bảo đảm thu đủ, thu đúng, thu kịp thời cho ngân sách nhà nước, vừa đảm bảo quyền lợi của chủ đầu tư dự án. Cuối cùng, HoREA đề nghị liên quan đến cơ chế xác định các hình thức sử dụng đất để phát triển nhà ở, trong đó có nhà ở xã hội và nhà ở thương mại…

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, hoàn toàn có cơ sở để tạo nguồn thu ngân sách nhà nước thanh toán cho nhà đầu tư dự án BT, bởi lẽ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017, Luật Đất đai 2013 và Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đều quy định đấu giá tài sản công, trong đó có các mặt bằng thuộc sở hữu nhà nước, quỹ "đất công" thuộc quyền quản lý của Nhà nước...

"HoREA đề nghị Bộ Kế hoạch Đầu tư, Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 Điều 101 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), hoặc đề nghị cho phép thí điểm "thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo hình thức Hợp đồng xây dựng - chuyển giao được thanh toán bằng tiền ngân sách Nhà nước của địa phương", ông Lê Hoàng Châu kiến nghị.

Phạm Thạch

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM: Đề xuất thí điểm một số cơ chế, chính sách để phát triển. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nông sản Việt Nam vươn xa trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc
Sự kiện ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc không chỉ là dịp để các doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm mà còn là cơ hội để thúc đẩy hợp tác sâu rộng hơn trong lĩnh vực chế biến, công nghệ, logistics...
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...