0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 20/11/2023 10:00 (GMT+7)

Đánh thức tiềm năng thu hút đầu tư ở miền Tây Nghệ An

Theo dõi KT&TD trên

Bằng những nỗ lực và phấn đấu của địa phương cũng như sự giúp đỡ từ trung ương sẽ giúp miền Tây Nghệ An đánh thức được tiềm năng, lợi thế của mình xứng đáng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế-xã hội, quốc phòng,an ninh và đối ngoại của tỉnh Nghệ An, khu vực Bắc Trung bộ và cả nước.

Tọa đàm định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An
Tọa đàm định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An

Trong khuôn khổ sự kiện trưng bày, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng và các tiềm năng của miền Tây Nghệ An ở Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT). Ngày 18/11, Bộ NN-PTNT phối hợp cùng UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Toạ đàm định hướng chiến lược phát triển vùng miền Tây xứ Nghệ.

Với diện tích tự nhiên vùng lên đến trên 13,728 triệu km2, dân số toàn vùng khoảng 1,237 triệu người, gồm nhiều đồng bào dân tộc ít người sinh sống như: Thái, Thổ, Khơ Mú, Mông, Đan Lai, Ơ Đu, Kinh... miền Tây Nghệ An là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của tỉnh Nghệ An, khu vực Bắc Trung bộ và cả nước. Miền Tây Nghệ An có vai trò quyết định đối với môi trường sinh thái của tỉnh Nghệ An, với tiềm năng và lợi thế phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, khai khoáng, du lịch và phát triển kinh tế cửa khẩu.

Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045 chỉ rõ phải khai thác, đánh thức được tiềm năng, lợi thế phát tiển của vùng để có hướng đi phù hợp.

Trao đổi về tiềm năng, lợi thế của miền Tây Nghệ An cũng như các cơ chế chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý cho biết, địa phương đang tập trung rà soát, xây dựng, bổ sung các cơ chế, chính sách và các nguồn lực tài chính cho phát triển và đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư. Trong đó, tập trung nguồn lực đầu tư để hình thành và phát triển 3 hành lang kinh tế gắn với địa bàn miền Tây Nghệ An là hành lang kinh tế đường Hồ Chí Minh; hành lang kinh tế Quốc lộ 7; hành lang kinh tế Quốc lộ 48A…

Gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP đặc sản của miền Tây Nghệ An tại Bộ NN&PTNT.
Gian hàng trưng bày các sản phẩm OCOP đặc sản của miền Tây Nghệ An tại Bộ NN&PTNT.

Đồng thời tập trung phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng và du lịch sinh thái; phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp hàng hóa quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến; phát triển các loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm, cộng đồng; phát triển lâm nghiệp, kinh tế rừng, kinh tế dưới tán rừng, dược liệu, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan thì, cần phải tiếp cận với tư duy mới, mà trước hết là phải có suy nghĩ, quyết tâm “phải làm, cần làm, nên làm” cho miền Tây xứ Nghệ để tìm ra giải pháp. Không nên đóng đinh tư duy đã là miền núi thì nghèo, đồng bào dân tộc là khổ, mà cần phải có lạc quan để từ đó có sáng kiến và cùng nhau thay đổi khu vực miền Tây.

Vị Bộ trưởng cho biết, cần có chương trình hành động một cách có hệ thống giữa Bộ NN-PTNT và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An nhằm thiết lập kế hoạch cụ thể để xây dựng và phát triển khu vực miền Tây Nghệ An vốn rất nhiều tiềm năng lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, giàu bản sắc văn hóa dân tộc và con người nơi đây vốn có truyền thống hiếu học, cần cù, chịu khó.

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cũng chia sẻ, Nghệ An có thể học hỏi từ cách làm của tỉnh Sơn La, theo đó định vị lại các tài nguyên, lợi thế hiện có của miền Tây, từ đó lựa chọn hướng phát triển. Khi đã có tầm nhìn chiến lược cần chính sách đột phá thu hút doanh nghiệp đầu tư.

Diễm Phước

Bạn đang đọc bài viết Đánh thức tiềm năng thu hút đầu tư ở miền Tây Nghệ An. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.
Khám phá lễ hội chè Việt Nam: Nét đẹp văn hóa từ những đồi xanh
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những đồi chè bát ngát mà còn thu hút du khách bởi các lễ hội chè mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh người trồng chè mà còn góp phần quảng bá hình ảnh chè Việt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.