0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 21/12/2023 07:02 (GMT+7)

Đạm Cà Mau lên kế hoạch kinh doanh 2024 với doanh thu giảm 12% so với 2023

Theo dõi KT&TD trên

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (mã DCM-HOSE) thông báo các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động SXKD chính năm 2024.

Đạm Cà Mau lên kế hoạch kinh doanh 2024 với doanh thu giảm 12% so với 2023
Đạm Cà Mau lên kế hoạch kinh doanh 2024 với doanh thu giảm 12% so với 2023

Theo đó, về sản lượng sản xuất, DCM đặt mục tiêu ure đạt 882 nghìn tấn, NPK 180 nghìn tấn. Còn về sản lượng kinh doanh, ure ở mức 748,5 nghìn tấn, đạm chức năng 110 nghìn tấn, NPK 180 nghìn tấn và phân bón tự doanh 248 nghìn tấn.

Về chỉ tiêu tài chính, tổng doanh thu hợp nhất DCM đặt mục tiêu 11.878 tỷ đồng, lợi nhuận trước và sau thuế lần lượt là 841 tỷ và 794,8 tỷ đồng. Riêng với công ty mẹ, tổng doanh thu 11.081 tỷ đồng, lãi sau thuế 793,6 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức 10%.

DCM cũng đặt kế hoạch vốn đầu tư trong năm 2024 là 1.582,5 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu gần 911 tỷ đồng và vốn vay khác 672 tỷ đồng.

HĐQT Đạm Cà Mau cho biết doanh nghiệp dự kiến đạt được kết quả kinh doanh năm 2023 khá ấn tượng khi vượt chỉ tiêu kế hoạch năm với doanh thu ước đạt 13.572 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.031 tỷ đồng.

Tuy nhiên, so với kế hoạch 2024 của Đạm Cà Mau thì doanh thu của DCM giảm 12,5% và giảm 18% về lợi nhuận so kế hoạch 2023.

Đươc biết, vừa qua Đạm Cà Mau đã tổ chức Hội nghị Người lao động, Tổng kết công tác Đảng, hoạt động SXKD năm 2023 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2024.

Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau cho biết, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức khi giá nguyên liệu tăng, giá phân bón giảm, nhu cầu tiêu thụ trong nước thấp, cạnh tranh với phân bón nhập khẩu ngày càng cao,… nhưng Đạm Cà Mau đã hoàn thành tốt, xuất sắc các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm 2023.

Cụ thể, sản lượng sản xuất urê quy đổi ước đạt 954.000 tấn (so với kế hoạch điều chỉnh 951.000 tấn), NPK ước đạt 150.000 tấn (so với kế hoạch 147.000 tấn).

Tổng sản lượng tiêu thụ phân bón các loại trong năm 2023 của Đạm Cà Mau ước đạt hơn 1,3 triệu tấn sản phẩm, tăng 20% so với năm 2022. Trong đó, sản lượng tiêu thụ urê ước đạt 866.000 tấn. Đặc biệt, Đạm Cà Mau đã thâm nhập và phát triển thành công thị trường NPK với sản lượng tiêu thụ trong năm ước đạt 160.000 tấn, bằng 192% so với năm 2022.

Ban lãnh đạo Đạm Cà Mau cũng cho biết, trong bối cảnh thị trường trong nước trầm lắng, công ty đã chủ động đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và hợp tác với một số đối tác nước ngoài như Tập đoàn Vân Thiên Hóa (Trung Quốc), Tập đòn Yatek (Campuchia)…, giúp giảm áp lực tồn kho và cải thiện doanh số.

Đạm Cà Mau lên kế hoạch kinh doanh 2024 với doanh thu giảm 12% so với 2023 - Ảnh 1

Trong năm 2023, Đạm Cà Mau đã xuất khẩu sản phẩm đến hơn 18 quốc gia với sản lượng ước đạt 344.000 tấn, chiếm 26% tổng sản lượng tiêu thụ, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 136 triệu USD, chiếm 25% tổng doanh thu các sản phẩm phân bón. Trong đó, Campuchia là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Đạm Cà Mau với sản lượng và giá trị xuất khẩu chiếm hơn 60%.

Sang năm 2024, SSI Research dự báo giá urê bình quân vẫn có thể tăng so với năm 2023, nhờ nhu cầu trồng trọt đối với các cây trồng chính tiếp tục tăng cao (như lúa, ngô, đậu tương) để duy trì an ninh lương thực như Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp dự kiến, cũng như nguồn cung urê thắt chặt do chính sách xuất khẩu của Nga và Trung Quốc. Cộng với chi phí khấu hao giảm dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận năm 2024.

Tuy nhiên, do giá urê bình quân trong Q3/2023 phục hồi chậm và thời gian hoàn nhập chi phí dự phòng chưa được quyết định, SSI Research điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận ròng giai đoạn 2023-2024 xuống lần lượt là 980 tỷ đồng (giảm 77% so với cùng kỳ, từ 1,2 nghìn tỷ đồng) và 2,07 nghìn tỷ đồng (tăng 111% so với cùng kỳ, từ đồng 2,46 nghìn tỷ), và lợi nhuận sẽ quay trở lại đạt tăng trưởng dương từ nửa đầu năm 2024.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Đạm Cà Mau lên kế hoạch kinh doanh 2024 với doanh thu giảm 12% so với 2023. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
“VinFast chơi lớn số 2 không ai là số 1”
Trên hành trình từ số 0 đến số 1, VinFast liên tục khiến thị trường “choáng” không chỉ bởi những kỷ lục về đơn đặt cọc, doanh số mà còn vì những lần tri ân hào phóng cùng các chính sách hậu mãi chưa từng có tiền lệ.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.