0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 15/10/2023 08:57 (GMT+7)

9 tháng đầu năm Đạm Cà Mau ước đạt doanh thu hơn 9.475 tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (Đạm Cà Mau - Mã: DCM) vừa công bố sản lượng sản xuất urê quy đổi của Đạm Cà Mau đạt 708.330 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng tiêu thụ urê là 671.110 tấn, tăng 8% cùng kỳ.

9 tháng đầu năm Đạm Cà Mau ước đạt doanh thu hơn 9.475 tỷ đồng.  
9 tháng đầu năm Đạm Cà Mau ước đạt doanh thu hơn 9.475 tỷ đồng.

Theo đó, trong năm 2023, Đạm Cà Mau đặt kế hoạch tổng doanh thu hợp nhất là 13.458 tỷ đồng, sản lượng urê sản xuất 882.000 tấn và sản lượng bán ra 760.000 tấn. Như vậy kết thúc ba quý đầu năm, công ty đã thực hiện được hơn 70% kế hoạch doanh thu. Lượng urê sản xuất tương đương 80% kế hoạch và lượng urê tiêu thụ bằng 88% mục tiêu năm.

6 tháng đầu năm, Đạm Cà Mau ghi nhận 6.286 tỷ đồng doanh thu và 542 tỷ đồng LNST, lần lượt sụt giảm 25% và 79% so với cùng kỳ năm trước.

Trong báo cáo phân tích của Chứng khoán VCBS, các chuyên gia nhận định nhu cầu tiêu thụ phân bón năm 2023 được dự báo đi ngang so với năm 2022. Sản lượng urê nửa cuối năm được dự báo cải thiện so với nửa đầu năm do nhu cầu tăng cao trong vụ Thu Đông và Đông-Xuân.

Giá phân bón kỳ vọng đã tạo đáy nửa đầu năm và hồi phục vào nửa cuối năm 2023. Giá urê Thế giới được kỳ vọng hồi phục kể từ quý 3 do (1) nhu cầu phân bón thế giới được kỳ vọng cao hơn trong nửa cuối năm (yếu tố mùa vụ) (2) Nguồn cung khan hiếm vào nửa cuối năm. Giá urê trong nước có thể đã đạt mức thấp và khó giảm sâu hơn nữa, kỳ vọng giá urê sẽ phục hồi từ nửa cuối năm 2023, tuy nhiên khó tăng mạnh như trong năm 2021 và 2022.

Nhà máy urê hết khấu hao kể từ quý 4/2023 sẽ thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp từ năm 2024. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị trên doanh thu sẽ giảm từ mức 7% trong năm 2023 về gần 1% trong giai đoạn 2024 - 2029 (chủ yếu là chi phí khấu hao nhà máy NPK). Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí và mở rộng biên lợi nhuận gộp, qua đó thúc đẩy lợi nhuận kể từ năm 2024.

Theo đó các chuyên gia dự phóng doanh thu 2023 của Đạm Cà Mau đạt 12.323 tỷ đồng, tương ứng giảm 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.469 tỷ đồng, giảm 66% so với cùng kỳ.

9 tháng đầu năm Đạm Cà Mau ước đạt doanh thu hơn 9.475 tỷ đồng - Ảnh 1

Đạm Cà Mau được thành lập từ năm 2011, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) tự hào là nhà sản xuất phân bón Urê hạt đục hàng đầu và duy nhất tại Việt Nam. Sau 5 năm đi vào hoạt động, sản phẩm mang thương hiệu “Đạm Cà Mau – Hạt ngọc mùa vàng” đã trở thành lựa chọn số 1 đối với bà con nông dân khu vực ĐBSCL, cũng như được tin dùng ngày càng rộng rãi tại các khu vực khác ở thị trường nội địa. Không dừng ở lại đó, thương hiệu Đạm Cà Mau tiếp tục chủ động mở rộng thị trường ra nước ngoài với việc xuất khẩu hơn 180 nghìn tấn sản phẩm urê chất lượng sang các nước Campuchia, Philippines, Thái Lan, Bangladesh và cả các thị trường khó tính như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Với định hướng và mục tiêu rõ ràng, thương hiệu Đạm Cà Mau – Hạt ngọc mùa vàng đã dần khẳng định vị thế của mình tại Việt Nam và khu vực góp phần quan trọng vào việc bình ổn thị trường phân bón và đảm bảo an ninh lương thực Quốc gia. Chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển, từng bước cho ra đời các dòng sản phẩm mới theo hướng thân thiện với môi trường vì một nền nông nghiệp Việt nam phát triển bền vững.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu DCM tăng mạnh kể từ cuối tháng 4/2023, trong đó có những phiên tím trần ở giai đoạn tháng 9, khi Trung Quốc có lệnh ngưng xuất khẩu urê.

Tính đến ngày 14/10, thị giá cổ phiếu DCM đang dừng ở mức 36.750 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của Đạm Cà Mau trên thị trường vào khoảng 19.500 tỷ đồng.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết 9 tháng đầu năm Đạm Cà Mau ước đạt doanh thu hơn 9.475 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt nhiều doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra các quyết định xử phạt hành chính đối với CTCP Cao-su Sông Bé và CTCP Chứng khoán đầu tư tài chính Việt Nam do những vi phạm trong công bố thông tin, không quy định nội dung họp trực tuyến trong quy chế nội bộ, giao dịch, báo cáo...
Cú đúp giải thưởng AREA 2025 - Dấu ấn đổi mới của ROX Group
Gặt hái “cú đúp” danh hiệu tại AREA 2025, ROX Group chứng minh năng lực quản trị hiện đại và vai trò tiên phong trong phát triển bền vững. Thành quả này là kết tinh từ chiến lược đổi mới toàn diện và nỗ lực không ngừng tạo giá trị thật cho cộng đồng ...

Tin mới

Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.
Từ ngày 1/7, mức phạt chậm nộp tờ khai thuế có thể lên tới 25 triệu đồng
Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP, từ ngày 1/7/2020, hành vi chậm nộp tờ khai thuế bị xử phạt theo các mức tăng dần, tùy thuộc vào thời gian chậm trễ và mức độ vi phạm. Đây là quy định quan trọng trong công tác quản lý thuế, nhằm nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.