0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 25/07/2023 08:06 (GMT+7)

Đa dạng hình thức xúc tiến thương mại qua các nền tảng mạng xã hội

Theo dõi KT&TD trên

Hình thức xúc tiến thương mại trên nền tảng TikTok hiện đang góp phần mở ra thị trường mới, gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh tế cho các sản phẩm OCOP.

Đa dạng hình thức xúc tiến thương mại qua các nền tảng mạng xã hội.  
Đa dạng hình thức xúc tiến thương mại qua các nền tảng mạng xã hội.

Thúc đẩy phát triển thương mại điện tử cho sản phẩm OCOP thông qua các sàn thương mại điện tử, các kênh bán hàng trực tuyến (online), bán hàng tương tác trực tiếp (livestream), đặc biệt cho các sản phẩm có quy mô nhỏ, sản phẩm đặc sản vùng miền, địa phương; triển khai sáng kiến 'Mỗi nông dân là một thương nhân' nhằm tối ưu hóa ứng dụng công nghệ số trong sản xuất, thương mại sản phẩm OCOP. Tăng cường liên kết 5 Nhà: Nhà nước-Nhà nông-Nhà khoa học-Nhà doanh nghiệp-Nhà truyền thông trong phát triển sản phẩm OCOP.

Theo đó, tại chương trình “Chợ phiên OCOP - Về miền Đất Tổ” do các nhà sáng tạo nội dung trên trên nền tảng TikTok (Tiktoker) đã hội tụ để Livestream (phát trực tiếp) giới thiệu, quảng bá và mở bán trên 40 OCOP của tỉnh như: Thịt chua Trường Foods, chè Đinh OCOP 5 sao Hoài Trung, bún gạo Hùng Lô, tương Hoa Lúa, rau sắn muối chua Liên Gia Trang... với giá ưu đãi để kích cầu tiêu dùng.

Chương trình đã giới thiệu và bán hơn 40 sản phẩm nông sản của 6 chủ thể tiêu biểu, đại diện cho tỉnh là: Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Trường Foods, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn; Công ty TNHH Một thành viên Hoa Lúa xã Cao Xá, huyện Lâm Thao; Công ty TNHH Chè Hoài Trung, xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba; Công ty TNHH Maika Food, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy; HTX Liên Gia Trang, xã Thụy Liễu, huyện Cẩm Khê và HTX Mì gạo Hùng Lô, xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì.

Bên cạnh đó, Thông qua chương trình, Livestream “Chợ phiên OCOP – Về miền Đất Tổ” tôi mong muốn sẽ quảng bá, giới thiệu được các sản phẩm đặc trưng của tỉnh nói chung và sản phẩm của Công ty Trường Foods nói riêng, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống, nét riêng biệt, độc đáo của vùng Đất Tổ đến gần hơn với người tiêu dùng.

Không chỉ dừng lại ở việc Livestream bán các nông sản OCOP tiêu biểu của tỉnh trên nền tảng Tiktok, các nhà kết nối sẽ tiếp tục chung tay hỗ trợ bà con kinh doanh nông sản trực tuyến các hoạt động tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao quy trình lập gian hàng, thiết lập kênh bán hàng để chủ thể sản xuất có thể tự kinh doanh, vận hành cửa hàng trực tuyến, tìm ra được hướng đi mới dài hạn cho việc quảng bá và kinh doanh nông sản tại địa phương. Ngoài ra, thông qua việc thiết lập kênh giới thiệu nông sản trên nền tảng xã hội bà con nông dân cũng góp phần quảng bá về văn hóa truyền thống, lịch sử của quê hương mình tới mọi miền Tổ quốc.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Đa dạng hình thức xúc tiến thương mại qua các nền tảng mạng xã hội. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng
Nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, TP. Hà Nội đang triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung. Dự kiến, mức khuyến mại lên tới hơn 50% của khoảng 1.000 - 2.000 đơn vị tham gia sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, phục hồi và phát triển kinh tế.
An toàn thực phẩm – Lá chắn cho thương hiệu nông sản
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.
Thương mại điện tử: Rẻ thật hay chỉ là ảo giác khuyến mãi?
Trong làn sóng số hóa mạnh mẽ của thời đại 4.0, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tiêu dùng của người Việt Nam. Từ những chiếc điện thoại thông minh đến nhu yếu phẩm hàng ngày, tất cả đều có thể được mua sắm chỉ với vài cú click chuột.

Tin mới

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.