0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 03/10/2023 14:14 (GMT+7)

Chính phủ trình TW chính sách tiền lương mới: Những điểm đột phá mới

Theo dõi KT&TD trên

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Chính phủ sẽ trình Trung ương, Quốc hội việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW kể từ 1/7/2024.

tm-img-alt
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Chính phủ sẽ trình Trung ương, Quốc hội việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW kể từ 1/7/2024.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa có báo cáo gửi Quốc hội về công tác quản lý cán bộ, công chức. Chính phủ trình Trung ương, Quốc hội việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27 kể từ 1/7/2024.

Chính phủ cho biết, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức được thực hiện thường xuyên, đúng thẩm quyền. Thực hiện Nghị quyết số 27 của Trung ương, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 107, thực hiện nghị quyết này.

Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan xây dựng 6 nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới theo chức vụ, chức danh, vị trí việc làm, gắn với lộ trình sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Từ năm 2020 đến nay, do tác động bởi đại dịch COVID-19, nên đã phải tạm lùi thời điểm thực hiện.

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24, quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Qua đó, từ ngày 1/7/2023, điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,80 triệu đồng (tăng 20,8%); đồng thời, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công theo mức lương cơ sở cho phù hợp.

Bà Trà khẳng định tiền lương và thu nhập của cán bộ, công chức còn thấp, chưa thực sự tạo động lực, khuyến khích đội ngũ cán bộ, công chức tâm huyết, toàn tâm, toàn ý, cống hiến trong quá trình thực thi công vụ.

Trong giai đoạn tới, thực hiện ý kiến của Bộ Chính trị và Quốc hội, Chính phủ trình Trung ương, Quốc hội việc thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương mới theo Nghị quyết số 27 kể từ 1/7/2024.

Cũng theo Bộ trưởng Nội vụ, Nghị định số 62 của Chính phủ, quy định về vị trí việc làm và biên chế công chức sẽ là căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức. Theo đó, các bộ quản lý chuyên ngành, lĩnh vực xây dựng danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, khung năng lực của từng vị trí việc làm theo ngành, lĩnh vực quản lý để thống nhất áp dụng.

Về danh mục vị trí việc làm cán bộ, công chức có 861 vị trí, gồm nhóm lãnh đạo, quản lý, nhóm công chức nghiệp vụ chuyên ngành; nhóm công chức nghiệp vụ chuyên môn dùng chung, và nhóm hỗ trợ, phục vụ.

Về danh mục vị trí việc làm cán bộ, công chức cấp xã có 17 vị trí, gồm cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã.

Tới đây, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương phê duyệt vị trí việc làm công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc phạm vi quản lý làm cơ sở để từng bước cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức theo vị trí việc làm.

Đồng thời, đổi mới công tác tuyển dụng, quản lý, bố trí, sử dụng, đánh giá, đào tạo, quy hoạch cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, hướng tới trả lương theo vị trí việc làm.

Trước đó, thông tin tại phiên họp thường kỳ Chính phủ cho thấy, ngân sách Nhà nước đã tiết kiệm được 500.000 tỷ đồng để chuẩn bị cải cách tiền lương trong 3 năm tới.

Bộ Nội vụ là cơ quan được người đứng đầu Chính phủ giao rà soát, xây dựng các cơ chế, chính sách thực hiện phương án cải cách tiền lương khi được Trung ương thông qua.

Bạn đang đọc bài viết Chính phủ trình TW chính sách tiền lương mới: Những điểm đột phá mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Thuế thu nhập mua bán nhà đất có gì chưa ổn?
Đề xuất áp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) 20% trên phần lợi nhuận thực từ chuyển nhượng bất động sản tiếp tục gây tranh cãi trong dư luận, dù mục tiêu đặt ra là công bằng và minh bạch trong quản lý thuế.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.