0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 28/10/2022 14:17 (GMT+7)

Chè Shan tuyết - “Vàng xanh” Tây Bắc

Theo dõi KT&TD trên

Những cây chè Shan nằm ẩn mình dưới đại ngàn, sinh trưởng tự nhiên, hấp thụ tinh hoa đất trời mà phát triển, bởi thế chè Shan tuyết thơm ngon nức tiếng được ví như “vàng xanh” của vùng cao Tây Bắc.

“Vàng xanh” của đại ngàn

Chè Shan tuyết - “Vàng xanh” Tây Bắc - Ảnh 1

Trà Shan tuyết thuộc dòng trà cổ thụ, trà có búp to màu trắng xám, dưới lá trà có phủ một lớp lông tơ mịn màu trắng như tuyết. Đó là cơ chế tự bảo vệ của búp trà để chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Cây trà Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi vừa phải tự mình cắm sâu rễ vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cây, vừa phải chống chọi với cái lạnh, với mây mù bao phủ quanh năm.

Những cây trà Shan tuyết cổ thụ thường có tuổi đời từ 300 đến 500 năm tuổi, sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên trên vùng núi cao, khí hậu lạnh giá; rễ cây trà cắm sâu xuống đất, hấp thụ nước, chất dinh dưỡng và tinh hoa chắt lọc của đất trời. Do tính kết tụ lâu năm và điều kiện sống khắc nghiệt, cộng thêm việc canh tác và chế biến tỉ mỉ, kỳ công, không hề sử dụng các chất hóa học, bởi vậy Trà Shan tuyết cổ thụ vừa mang đầy đủ tinh túy của trà tươi, lại vừa vượt trội hơn rất nhiều so với các loại trà bình thường khác từ hương vị cho đến những công dụng tuyệt vời.

Cây trà Shan tuyết cổ thụ là đặc sản hữu cơ, được coi là “vàng xanh” của Việt Nam và mang đến những giá trị vô cùng lớn. Vùng Tây Bắc Việt Nam là một trong những cái nôi sản sinh ra những cây trà của thế giới. Đây là thứ lộc mà đất trời ban cho, gắn bó với bao thế hệ người Việt.

Hà Giang, Sơn La, Lào Cai, Tuyên Quang và một số tỉnh khác – những nơi tọa lạc ở độ cao trên 1400m, một số nơi trên 2500m so với mực nước biển là nơi những loại trà cổ thụ trứ danh ra đời. Những cây trà cổ thụ 300 năm, thậm chí là 500 năm tuổi đứng sừng sững giữa đất trời, sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên, thấm đượm tinh hoa chắt lọc qua hàng thế kỷ tạo nên những búp trà thơm ngon hảo hạng mà lại vô cùng hiếm có.

Tùy cách chế biến, tùy vùng nguyên liệu, trà Shan cổ thụ mang lại nhiều bất ngờ với người thụ hưởng. Nhưng ấn tượng hơn cả khi nhắc về trà Shan chính là những cây cổ thụ mang dáng thế già nua, đẹp, hiên ngang giữa núi rừng. Cho đến nay, ở các cánh rừng Đông - Tây Bắc, loại cây phổ biến có tuổi đời lâu nhất, gần gũi và thân quen với con người nhất, chính là trà. Thứ “vàng xanh” quý giá ấy, kỳ vọng sẽ từng ngày được vinh danh và tỏa sáng.

Các dòng trà Shan tuyết cổ thụ

Trà Shan tuyết cổ thụ gồm 4 loại: Lục trà Shan tuyết, Hồng trà Shan tuyết, Bạch trà Shan tuyết và Hoàng Trà Shan Tuyết.

Chè Shan tuyết - “Vàng xanh” Tây Bắc - Ảnh 2

Lục trà Shan tuyết: Lục trà hay còn gọi là trà xanh, là loại trà phổ biến nhất với người Việt. Lục trà Shan tuyết được chế biến từ những búp trà cổ thụ. Do không trải qua quá trình oxy hóa nên nước trà có màu vàng óng với hương thơm lúa mới ngọt ngào, lắng đọng dư vị thời gian.

Hồng trà Shan tuyết: Hồng trà Shan tuyết được chế biến từ những búp trà Shan tuyết non, trải qua quá trình oxy hóa hoàn toàn mang đến hương vị trà thượng hạng.

Hồng trà Shan tuyết cho sắc nước màu hổ phách hoặc nâu đỏ bắt mắt với hương thơm của mật ong xen lẫn hương cỏ cây núi rừng. Hồng trà Shan tuyết cho vị ngọt nhẹ, ít chát, pha được rất bền nước.

Bạch trà Shan tuyết: Bạch trà Shan tuyết được chế biến từ những búp trà còn nguyên lớp lông tơ trắng muốt qua quá trình chọn lọc kỹ lưỡng. Bạch trà chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và là loại trà có lợi cho sức khỏe nhất.

Bạch trà Shan tuyết khi pha cho sắc nước trắng, trong, hương vị thanh mát, vị chát dịu, ngọt hậu sâu.

Hoàng trà Shan tuyết: Hoàng trà hay còn gọi là trà vàng với quy trình chế biến vô cùng phức tạp và kỳ công.

Hoàng trà cho sắc nước vàng sóng sánh như mật ong. Mùi hương thanh mát, phảng phất mùi gỗ thông độc đáo.

Hoài An

Bạn đang đọc bài viết Chè Shan tuyết - “Vàng xanh” Tây Bắc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Việt Nam sẽ xây dựng Trung tâm Tài chính mang bản sắc riêng
Việc xây dựng Trung tâm Tài chính tại Việt Nam là yêu cầu tất yếu, khách quan và là cơ hội tận dụng dòng vốn đầu tư quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, Trung tâm Tài chính của Việt Nam cần có bản sắc riêng, khác với bất kỳ quốc gia nào.
Hợp tác công tư (PPP) trong phát triển hạ tầng và nhà ở
Hợp tác công tư (PPP) đang trở thành một xu hướng quan trọng trong phát triển hạ tầng và nhà ở tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những nền kinh tế đang phát triển. Với áp lực gia tăng về nhu cầu cơ sở hạ tầng và nguồn lực tài chính công hạn chế,
Gấp rút giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không Quảng Trị
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị đang được triển khai với tổng mức đầu tư khoảng 5.800 tỷ đồng và được đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP). Đến nay, dự án đã có những bước tiến quan trọng nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng.
Vận hành bất động sản thời 4.0: Khi công nghệ dẫn dắt cuộc chơi
Trong kỷ nguyên số, công nghệ đang trở thành yếu tố then chốt quyết định chất lượng dịch vụ quản lý vận hành bất động sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng đẩy mạnh cập nhật các xu hướng công nghệ mới để nâng tầm trải nghiệm cư dân và tối ưu hiệu quả vận hành dự án.
Phát triển AI và bán dẫn: Cơ hội nghìn năm có một
Hai thành tố “AI” và “bán dẫn” có sự song hành. Dễ thấy nhất, AI giúp tự động hóa quá trình sản xuất bán dẫn, dự đoán và phát hiện lỗi sản phẩm, cải thiện chất lượng và hiệu suất sản xuất.

Tin mới

Túi giấy Starbucks: Từ kỳ vọng xanh đến thực tế đầy thử thách
Starbucks hướng đến mô hình thân thiện với môi trường, nhưng túi giấy của hãng lại trở thành "thử thách" trong điều kiện thời tiết ẩm. Ly nước chưa kịp đến tay đã rơi mất, gây bất tiện cho khách hàng. Liệu thương hiệu này sẽ điều chỉnh ra sao để cân bằng giữa bền vững và trải nghiệm?
Hợp tác công tư (PPP) trong phát triển hạ tầng và nhà ở
Hợp tác công tư (PPP) đang trở thành một xu hướng quan trọng trong phát triển hạ tầng và nhà ở tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở những nền kinh tế đang phát triển. Với áp lực gia tăng về nhu cầu cơ sở hạ tầng và nguồn lực tài chính công hạn chế,
Xuất nhập khẩu khởi sắc
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/3/2025 đạt 162,78 tỷ USD, tăng 12%, tương ứng tăng 17,46 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024.
Cảnh báo tình trạng hàng loạt website cơ quan Nhà nước bị chèn link quảng cáo cờ bạc
Công an TP Hà Nội thông tin, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP phát hiện nhiều trang thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước (gov.vn) bị lợi dụng để cài cắm, đăng tải, chuyển hướng hoặc liên kết với nội dung quảng cáo không phù hợp như game bài, cờ bạc...
KienlongBank tiếp tục giảm sâu lãi suất cho vay
Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ về giảm tiếp lãi suất cho vay, hỗ trợ người dân phát triển đời sống, KienlongBank cho ra mắt gói vay ưu đãi phục vụ đời sống với mức lãi suất giảm sâu để khách hàng, đặc biệt là khách hàng trẻ dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Gấp rút giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không Quảng Trị
Dự án Cảng hàng không Quảng Trị đang được triển khai với tổng mức đầu tư khoảng 5.800 tỷ đồng và được đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP). Đến nay, dự án đã có những bước tiến quan trọng nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng.
Cà phê Việt Nam lập kỷ lục giá xuất khẩu
Những tháng đầu năm 2025 chứng kiến một cột mốc đáng chú ý của ngành cà phê Việt Nam khi giá xuất khẩu liên tục lập kỷ lục, đạt hơn 5.800 USD/tấn – mức cao nhất từ trước đến nay. Dù sản lượng xuất khẩu giảm, giá trị kim ngạch vẫn tăng mạnh, giúp Việt Nam củng cố vị thế trên bản đồ cà phê thế giới.