0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 04/11/2024 20:30 (GMT+7)

Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân

Theo dõi KT&TD trên

Trong tuần từ ngày 28/10 đến 3/11, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) ghi nhận và đánh giá có 3 thủ đoạn lừa đảo được các đối tượng sử dụng nhiều để đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dùng Việt Nam.

Mạo danh Cục Đăng kiểm Việt Nam để lừa đảo, đánh cắp thông tin

Thời gian qua, không gian mạng xuất hiện một nhóm đối tượng mạo danh Cục Đăng kiểm Việt Nam để lừa các chủ phương tiện.

Nhóm này gọi điện cho chủ phương tiện thông báo, Cục Đăng kiểm đổi mẫu tem kiểm định từ tháng 10/2024 và đề nghị chủ phương tiện thanh toán tiền tem, cước vận chuyển để được đổi tem.

Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân
Ảnh minh họa.

Đáng chú ý, nhóm đối tượng còn hướng dẫn các chủ phương tiện truy cập vào trang giả mạo website Cục Đăng kiểm Việt Nam để khai thông tin cá nhân phục vụ việc đổi tem.

Khi truy cập website giả mạo, chủ phương tiện có nguy cơ bị đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm quyền điều khiển thiết bị phục vụ cho việc chiếm đoạt tài sản của đối tượng lừa đảo.

Trước tình hình lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin khuyến cáo, người dân khi nhận được những cuộc gọi hoặc tin nhắn từ đối tượng lạ nên tuyệt đối đề cao cảnh giác; thực hiện xác minh danh tính đối tượng thông qua các trang chính thống. Không nghe và làm theo hướng dẫn của đối tượng lạ, đặc biệt, không chuyển tiền vào các tài khoản không rõ danh tính.

Người dân không truy cập vào các đường dẫn do đối tượng lạ gửi đến, hoặc tải về những ứng dụng không rõ nguồn gốc, tuyệt đối không chia sẻ số tài khoản ngân hàng, mã OTP, mật khẩu, hoặc bất kỳ thông tin nhạy cảm nào. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Người dân cần cảnh giác khi thực hiện mua bán trên mạng xã hội

Thủ đoạn chung của đối tượng lừa đảo chiêu trò trên thường là tạo lập các trang mạng xã hội giả mạo, đăng tải những hình ảnh về sản phẩm và rao bán với giá siêu rẻ so với thị trường. Đáng chú ý, các trang cá nhân của đối tượng thường không có thông tin cá nhân minh bạch. Ngoài ra, đối tượng còn tham gia vào các hội nhóm, liên tục đăng bài quảng cáo sản phẩm với nội dung hấp dẫn người dùng. Khi có nạn nhân tiếp cận và đồng ý mua, đối tượng sẽ yêu cầu đặt cọc và sau đó chặn toàn bộ liên lạc nhằm chiếm đoạt số tiền cọc của nạn nhân.

Với thủ đoạn lừa đảo tương tự, đối tượng T.V.L trú tại huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã lừa đảo, chiếm đoạt khoảng 500 triệu đồng của hàng trăm người có nhu cầu mua xe ô tô, xe máy cũ.

Đối tượng đã bị Công an huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cục An toàn thông tin khuyến cáo người dân thận trọng khi giao dịch, mua bán trên mạng xã hội; xác minh danh tính, tìm hiểu độ uy tín của người bán và chất lượng sản phẩm trước khi mua hàng; không chuyển tiền đặt cọc trước để tránh bị chiếm đoạt tài sản; không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm dưới bất kỳ hình thức nào.

Cảnh báo hàng loạt Fanpage giả mạo các chương trình giải trí

Thời gian gần đây, liên tiếp xuất hiện các thủ đoạn giả mạo các ban tổ chức chương trình giải trí, giải chạy để đăng tải thông tin sai lệch nhằm chiếm đoạt tài sản của người dùng.

Đơn cử như, mới đây Ban tổ chức giải chạy “Nha Trang Night Run Sanvinest - Báo Khánh Hòa 2024”, đã bị một nhóm đối tượng giả mạo để đăng tải thông tin sai lệch nhằm lừa đảo các vận động viên.

Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân
Các đối tượng lừa đảo tạo lập các Fanpage giả mạo giống y hệt giao diện của Fanpage chính thống. (ảnh minh hoạ)

Thủ đoạn chung của các đối tượng trên là tạo lập các Fanpage giả mạo giống y hệt giao diện của Fanpage chính thống. Tại đây, đối tượng đăng tải những thông tin sai lệch về các chương trình, đính kèm với các hình ảnh được thiết kế tinh vi hoặc sao chép từ Fanpage chính thức,... khiến nhiều người dùng dễ dàng tin tưởng. Khi nạn nhân đã sập bẫy, các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu thanh toán các khoản tiền như phí tham gia chương trình, phí hệ thống, hoặc các chi phí phát sinh khác. Sau khi nạn nhân chuyển tiền theo yêu cầu, đối tượng sẽ chặn mọi liên lạc để chiếm đoạt toàn bộ số tiền.

Trước các chiêu trò lừa đảo trên, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) khuyến cáo người dân nên thận trọng khi thực hiện giao dịch mua bán trên mạng xã hội, hoặc qua hình thức trực tuyến, thực hiện xác minh danh tính đối tượng, tìm hiểu độ uy tín của người bán và chất lượng sản phẩm trước khi mua hàng.

Người dân không chuyển tiền đặt cọc trước để tránh bị chiếm đoạt tài sản; không cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm dưới bất kỳ hình thức nào; không truy cập vào các đường dẫn lạ. Đồng thời tuyệt đối không chia sẻ số tài khoản ngân hàng, mã OTP, mật khẩu, hoặc bất kỳ thông tin nhạy cảm nào. Trong trường hợp nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.

Bạn đang đọc bài viết Cảnh giác 3 thủ đoạn lừa đảo đánh cắp thông tin, chiếm đoạt tài sản của người dân. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại.
Từ ngày 1/12 Cửa Lò chính thức sáp nhập vào TP. Vinh
Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện riêng biệt mà sẽ sáp nhập vào Thành phố Vinh. Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, động thái này giúp mở rộng Thành phố Vinh và trở thành đô thị biển của Nghệ An.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.

Tin mới

Từ ngày 1/12 Cửa Lò chính thức sáp nhập vào TP. Vinh
Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện riêng biệt mà sẽ sáp nhập vào Thành phố Vinh. Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, động thái này giúp mở rộng Thành phố Vinh và trở thành đô thị biển của Nghệ An.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực CK và TTCK đối với CTCP Hóa phẩm Dầu khí DMC – Miền Bắc
Ngày 31/10/2024, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 1187/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Hóa phẩm Dầu khí (Công ty), địa chỉ: Thôn Tế Xuyên, Xã Đình Nguyên, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:
Bộ Xây dựng: Bất động sản tăng giá có tính cục bộ ở một số phân khúc
Trong quý III/2024, giá bất động sản tại một số địa phương vẫn có xu hướng tăng, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn. Hiện tượng tăng giá có tính cục bộ, xảy ra ở một số khu vực, một số loại hình, một số phân khúc bất động sản dẫn đến tác động làm tăng giá chung.
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Với nhiều điểm mới và tiến bộ, Luật Thủ đô 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025 được đánh giá là hành lang pháp lý quan trọng để Hà Nội trở thành đầu tàu phát triển của cả nước. Đáng chú ý, để thu hút đầu tư xã hội, Luật quy định một số cơ chế, chính sách đặc thù khác với pháp luật hiện hành.