0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ năm, 10/08/2023 16:24 (GMT+7)

Cần thêm thời gian để lợi nhuận doanh nghiệp có thể bắt kịp với định giá

Theo dõi KT&TD trên

KQKD quý 2/2023 chưa thật sự tăng tốc trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn nhiều thách thức, tuy nhiên tốc độ giảm đã thu hẹp đáng kể và đà giảm đã chậm lại trong 3 quý liên tục với khả năng tạo đáy.

SSI Research cho rằng thị trường sẽ cần thêm thời gian để lợi nhuận doanh nghiệp có thể bắt kịp với định giá.

Lợi nhuận khả năng đã tạo đáy

Theo thống kê của Công ty chứng khoán SSI, tính đến ngày 07/8 số lượng công ty đã công bố KQKD quý 2.2023 chiếm 98% vốn hóa thị trường. Trong đó, tổng doanh thu thuần (doanh thu thuần) và lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm -3,9% và -12,8% so với quý 2/2022.

Nếu loại trừ lợi nhuận đột biến ở nhóm Vingroup, mức tăng trưởng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế trên HOSE giảm lần lượt -9% và -10,7%, tuy vậy tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế này cũng đã thu hẹp đáng kể so với mức giảm ở quý 1.2023.

Cần thêm thời gian để lợi nhuận doanh nghiệp có thể bắt kịp với định giá
Tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế trong quý 2 thu hẹp đáng kể so với mức giảm ở quý 1.

Xét riêng nhóm VN30, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đã quay lại tăng trưởng dương trong quý 2.2023 và tạo động lực cho bức tranh lợi nhuận chung trên HOSE thu hẹp đà suy giảm khi cả doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đạt ngang mức cùng kỳ.

Lợi nhuận các ngành Dầu khí, Hóa chất và Tài nguyên cơ bản đều giảm từ 60%-80% từ mức cao của năm 2022. Tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu vẫn yếu gây áp lực lên nhiều ngành như Hàng cá nhân và gia dụng (-52% so với cùng kỳ), Điện nước & xăng dầu khí đốt (-27,8% so với cùng kỳ), Ô tô & Phụ tùng (-52,2% so với cùng kỳ), và đặc biệt ngành Bán lẻ giảm mạnh -92,1% so với cùng kỳ với mức lợi nhuận thấp kỷ lục trong nhiều quý.

Theo chuyên gia tại SSI, điểm tích cực là mặt bằng lợi nhuận đã có dấu hiệu tạo đáy với lợi nhuận sau thuế phục hồi đáng kể so với mức đáy của quý 4/2022 và tăng nhẹ 2,7% so với quý 1.2023.

Điểm sáng về lợi nhuận bắt đầu được ghi nhận ở một số ngành như ngành Dịch vụ tài chính phục hồi mạnh mẽ với mức tăng +388% so với cùng kỳ và +85% so với quý 1/2023, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đã có lãi trở lại nhờ TTCK phục hồi khi VNIndex tăng 5,2% trong quý 2/2023 và GTGD trung bình của thị trường tăng 39% so với quý trước. Biên lợi nhuận ròng của ngành cũng tăng mạnh từ 6,3% trong quý 2/2022 lên 31,7% trong quý 2/2023.

Ngành Xây dựng và Vật liệu tuy vẫn giảm -28,3% so với cùng kỳ nhưng phục hồi tích cực +159% so với quý trước với tăng trưởng lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp trong ngành.

Cần thêm thời gian để lợi nhuận doanh nghiệp có thể bắt kịp với định giá
Lợi nhuận một số ngành phục hồi mạnh mẽ

Nhóm Du lịch và giải trí thu hẹp đáng kể mức lỗ của cùng kỳ năm ngoái (-68%) với nhiều doanh nghiệp đã có lãi trở lại. Tuy vậy, lợi nhuận ngành vẫn chưa thực sự bứt phá do chính sách nới lỏng thị thực chỉ có thể tác động mạnh đến thị trường từ năm 2024.

Ngành Ngân hàng vẫn duy trì mặt bằng lợi nhuận tốt và chỉ giảm nhẹ -1,3% so với cùng kỳ. Sự giảm tốc của tăng trưởng tín dụng, NIM co hẹp và nợ xấu vẫn trong xu hướng tăng đã hạn chế tăng trưởng chung của nhóm Ngân hàng trong quý vừa qua. Điểm tích cực là thu nhập từ hoạt động dịch vụ hồi phục so với quý trước và CASA đã tạo đáy trong quý 1/2023 đối với hầu hết các ngân hàng.

Nền tảng cho thị trường chứng khoán duy trì xu hướng tăng dài hạn

KQKD quý 2/2023 chưa thật sự tăng tốc trong bối cảnh kinh tế vĩ mô còn nhiều thách thức, tuy nhiên tốc độ giảm đã thu hẹp đáng kể và đà giảm đã chậm lại trong 3 quý liên tục với khả năng tạo đáy, cho thấy các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đang dần phản ánh vào nỗ lực hồi phục của các doanh nghiệp.

SSI cho rằng sự phục hồi tăng trưởng lợi nhuận trong 2 quý cuối năm đi kèm với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ là nền tảng vững chắc cho TTCK duy trì xu hướng tăng ổn định trong trung và dài hạn.

Cần thêm thời gian để lợi nhuận doanh nghiệp có thể bắt kịp với định giá

Tuy nhiên, rủi ro điều chỉnh ngắn hạn vẫn hiện hữu do cung chốt lời và nút thắt thanh khoản trên thị trường TPDN vẫn chưa hoàn toàn giải quyết triệt để, biến động của tỷ giá cũng như khả năng suy thoái ở các nền kinh tế vẫn còn trước mắt. Điều này có thể khiến TTCK sẽ có những biến động mạnh hơn trong giai đoạn tới.

Nhìn chung, SSI cho rằng thị trường sẽ cần thêm thời gian để lợi nhuận doanh nghiệp có thể bắt kịp với định giá.

NĐT nên tiếp tục hướng sự tập trung và phân bổ tỷ trọng lớn vào các ngành/cổ phiếu đã tăng chậm hơn mặt bằng chung trong nửa đầu năm và có động lực dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong nửa cuối năm.

Tận dụng biến động ngắn hạn để tích lũy các cổ phiếu trong danh sách theo dõi là chiến lược có thể phát huy hiệu quả trong bối cảnh hiện tại.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Cần thêm thời gian để lợi nhuận doanh nghiệp có thể bắt kịp với định giá. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Tin mới

Mang Trung thu ấm áp đến trẻ em mọi miền
Vinamilk đã thực hiện nhiều hoạt động đón trung thu với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, các em nhỏ có hoàn cảnh kém may mắn tại các trung tâm bảo trợ và mang những phần sữa, bánh đến với trẻ em sau những ngày bão lũ.
Câu chuyện hạt cà phê Việt
Nestlé Việt Nam vừa tổ chức thành công chương trình “Câu chuyện hạt cà phê Việt” tại nhà máy Nestlé Trị An, một trong những nhà máy chế biến cà phê có quy mô và công nghệ hiện đại nhất trên thế giới của Tập đoàn Nestlé.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.