0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 25/10/2023 09:47 (GMT+7)

Cải cách tiền lương: Ngành giáo dục, y tế sẽ thực hiện được mục tiêu tăng lương

Theo dõi KT&TD trên

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, khi cải cách tiền lương, ngành giáo dục, y tế sẽ thực hiện được mục tiêu tăng lương.

Khi cải cách tiền lương, ngành giáo dục, y tế sẽ thực hiện được mục tiêu tăng lương - Ảnh 1.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, phát biểu tại tổ.

Cải cách tiền lương là nỗ lực vượt bậc, vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời sự

Ngày 24/10, thảo luận tại tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã phân tích cải cách tiền lương.

Bộ trưởng Nội vụ cho biết, để thực hiện chính sách cải cách tiền lương là sự nỗ lực vượt bậc của tất cả các cấp, các ngành. Nếu không, sẽ không thể có nguồn lực cho cải cách tiền lương.

Kỳ này Quốc hội chính thức thông qua chính sách cải cách tiền lương. Đây là điểm nhấn và là dấu ấn của Quốc hội kỳ này, vừa mang tính lịch sử, vừa mang tính thời sự, tạo tâm trạng vui và phấn khởi đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và trong xã hội.

“Chúng ta đã nỗ lực, trong bối cảnh đất nước khó khăn, chủ động, linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt trong việc nắm bắt tình hình diễn biến, giải quyết vấn đề trước mắt, tính cho chiến lược lâu dài”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà khẳng định.

Ba điểm nhấn trong nỗ lực cải cách tiền lương

Bộ trưởng đã phân tích về ba điểm nhấn, đầu tiên là nỗ lực tạo nguồn cho cải cách tiền lương.

Theo bà, từ khi bắt đầu ban hành Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp cho đến nay, chúng ta liên tục gặp khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, hệ lụy tác động kép từ tình hình thế giới và trong nước.

Nền kinh tế khó khăn nhưng chúng ta vẫn quyết tâm phải “thắt lưng buộc bụng” để đến nay có đủ nguồn cho cải cách tiền lương như Thủ tướng báo cáo là đã có 560 nghìn tỷ đồng để phục vụ cho cải cách tiền lương đến năm 2026. Đây là một nỗ lực rất lớn của cả hệ thống chính trị.

Điểm nhấn thứ 2 là đã nỗ lực sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh gọn biên chế. Đây là cuộc cách mạng trong tinh giản biên chế từ trước đến nay. Từ đó tạo nguồn lực quan trọng để phục vụ cho cải cách tiền lương.

Điểm nhấn thứ ba là tập trung hoàn thiện hệ thống thể chế công vụ, từ sửa luật, các nghị quyết của Quốc hội, đến ban hành các nghị định để cơ cấu, xây dựng lại nền công vụ phù hợp với yêu cầu của tình hình mới.

“Cải cách tiền lương không những nâng cao đời sống của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và gia đình của họ, mà còn một điều quan trọng nữa chính là nâng cao năng suất lao động và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cải cách tiền lương chính là động lực tăng trưởng kinh tế. Bởi khi lương được nâng lên, sẽ tác động đến cung cầu”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nói.

Đồng thời, Bộ trưởng cho rằng, cải cách tiền lương còn thực hiện một mục tiêu nữa đó là cơ cấu, sắp xếp lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, từ đó đáp ứng trở lại với yêu cầu cải cách tiền lương.

Tư duy đột phá trong cải cách tiền lương

Đề cập đến vấn đề cải cách tiền lương, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đây là một tư duy đột phá hoàn toàn, phù hợp với xu thế thế giới hiện này, phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta hiện nay.

Xây dựng hệ thống bảng lương theo vị trí việc làm và theo chức danh lãnh đạo quản lý là vấn đề mới hoàn toàn. Bảng lương theo hệ số lương hiện nay tồn tại từ năm 2004.

Qua 4 lần cải cách tiền lương, chưa lần nào cải cách đồng bộ, toàn diện, căn bản như lần này. Đây là một chính sách lương mới rất tiến bộ, công bằng, thực sự hài hòa và hợp lý.

Cải cách chính sách tiền lương lần này cơ cấu lại để tính tỷ lệ lương cơ bản, tỷ lệ phụ cấp và loại những cơ chế chính sách tiền lương đặc thù, chỉ còn lại bảng lương cơ bản, phụ cấp và bổ sung 10% mức lương cơ bản để cho thủ trưởng cơ quan, đơn vị thực hiện mục tiêu thưởng cho cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Những vấn đề này rất mới, phù hợp với xu thế công bằng, tiến bộ.

36 đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù

Tuy nhiên, sẽ có 36 đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù. Nếu xây dựng bảng lương chạy ngang, một số cơ quan có thể bị giảm 50% lương.

Theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW, những cơ quan có bảng lương đặc thù sẽ được bảo lưu (không tăng thêm). Như vậy để hướng đến sự công bằng với người hưởng lương.

Bộ trưởng cho hay, nguồn lực chuẩn bị cải cách tiền lương mới thực hiện từ 1/7/2024, sau năm 2024 tiếp tục tăng 7% để bù trượt giá và tăng GDP và đảm bảo đến năm 2026. Sau năm 2026, nếu không nỗ lực, khó thực hiện tiếp.

Vì vậy, để có nguồn thực hiện chính sách cải cách tiền lương bền vững, đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm, thời gian tới, cần tập trung vào một số nhiệm vụ chính.

Nhiệm vụ hàng đầu là tạo nguồn lực tài chính bền vững. Thu ngân sách như thế nào, tiết kiệm chi ra sao để đảm bảo có nguồn cho tiền lương, chứ không phải chỉ lo cho giai đoạn này. Bởi, nguồn lực trả lương cho giai đoạn này là đã có quá trình tích lũy từ 2018 đến nay.

Từ năm 2026 trở đi, nếu không tính đến tăng thu, tiết kiệm chi, rất khó khăn để tiếp tục trả lương theo chính sách tiền lương mới.

Ngoài ra, cần chú ý tuyên truyền để nâng cao nhận thức, chẳng hạn như với 36 cơ quan hưởng chính sách lương đặc thù tới đây chỉ hưởng lương bảo lưu như hiện hưởng, không tăng thêm.

Quá trình tăng lương sẽ có giai đoạn chuyển lương cũ sang lương mới theo vị trí việc làm, không thể đồng bộ ngay mà sẽ có những vấn đề phát sinh.

Tăng lương cho y tế, giáo dục

“Điều chúng ta mong mỏi nhất khi cải cách tiền lương là đối với ngành Giáo dục, Y tế sẽ thực hiện được mục tiêu tăng lương cho họ. Khi đó, xã hội phấn khởi, viên chức, nhất là giáo viên, bác sĩ sẽ phấn khởi”, Bộ trưởng Nội vụ chia sẻ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh đến một vấn đề “không thể làm khác được, đó là tiếp tục sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế để giảm số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước”.

Theo Bộ trưởng, số lượng công chức có thể khó tinh giản vì hiện nay đã giảm rất nhiều, sẽ có cơ chế tốt hơn để giảm số viên chức hưởng lương nhà nước, để có thêm nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương./.

Bạn đang đọc bài viết Cải cách tiền lương: Ngành giáo dục, y tế sẽ thực hiện được mục tiêu tăng lương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.
Ứng phó khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao
Tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao và thiết lập kỷ lục mới. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cơ quan quản lý cần làm gì để ứng phó với biến động của tỷ giá.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.