0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 07/11/2023 07:30 (GMT+7)

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Khai thác khoáng sản trái phép có sự "góp sức" của cán bộ địa phương

Theo dõi KT&TD trên

Chiều ngày 6/11, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) đã trả lời chất vấn về vấn đề giải quyết ô nhiễm môi trường của hệ thống Bắc Hưng Hải; ô nhiễm trên sông Cầu; kiểm soát việc khai thác khoáng sản trái phép.

Ai bảo kê khai thác khoáng sản trái phép?

Đại biểu Ma Thị Thúy - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đặt câu hỏi về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra phức tạp nhiều năm qua và đã có nhiều vụ án được phanh phui, điều tra. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ TN&MT trong thời gian vừa qua, giải pháp khắc phục trong thời gian tới?

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Khai thác khoáng sản trái phép có sự "góp sức" của cán bộ địa phương - Ảnh 1
Đại biểu Ma Thị Thúy - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang.

Liên quan đến việc khai thác khoáng sản trái phép, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, vừa qua Chính phủ chỉ đạo Bộ TN&MT kiểm tra việc cấp phép, giám sát việc khai thác khoáng sản và khoáng sản là vật liệu xây dựng ở các địa phương.

Bộ trưởng còn cho biết thêm trong khai thác khoáng sản trái phép, các địa phương có vai trò lớn trong kiểm tra, giám sát vì khoáng sản nằm trên địa bàn, khai thác chở bằng ô tô và chạy trên đường.

“Nhưng qua khám phá các vụ án về khai thác khoáng sản thì có liên quan đến cán bộ địa phương, có hệ thống "bảo kê" cho việc này, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ phối hợp với các địa phương, các ngành, các cấp để kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong việc này và xử lý nghiêm việc khai thác khoáng sản trái phép.

Sông Cầu và hệ thống Bắc Hưng Hải ô nhiễm “năm này qua năm khác”

Chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, đại biểu Đỗ Thị Việt Hà - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang cho biết, nhiều năm qua, tình trạng nguồn nước sông Cầu bị ô nhiễm rất nghiêm trọng đã ảnh hưởng trực tiếp lớn đến cuộc sống của nhân dân một số huyện của tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Khai thác khoáng sản trái phép có sự "góp sức" của cán bộ địa phương - Ảnh 2
Đại biểu Đỗ Thị Việt Hà - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang.

Bộ trưởng cho biết, hiện nay một số địa phương như Hưng Yên đã có những giải pháp xử lý, thu gom xử lý nước thải tại các khu dân cư.

Tuy nhiên, Bộ trưởng khẳng định, để đảm bảo hệ thống nước thải đô thị và nông thôn được xử lý cần rất nhiều nguồn lực, chưa kể cần có giải pháp xây dựng nhà máy xử lý và vận hành nhà máy.

Với hệ thống Bắc Hưng Hải, cũng như ô nhiễm dòng sông Cầu cũng là vấn đề được đại biểu Đỗ Thị Việt Hà chất vấn, Bộ TN&MT đã làm việc với báo cáo với Thủ tướng Chính phủ đề xuất các cấp có thẩm quyền cần có một Chương trình mục tiêu quốc gia xử lý ô nhiễm môi trường, xử lý các dòng sông chết.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế chính sách về huy động nguồn lực xã hội hóa, huy động sự tham gia của doanh nghiệp tham gia xử lý nước thải, rác thải và gắn trách nhiệm đóng góp của các doanh nghiệp tham gia xả thải. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân, doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật; tăng cường quan trắc hệ thống Bắc Hưng Hải…

Giải bài toán khó về sạt lở do biến đổi khí hậu

Cũng tại phiên chất vấn, đại biểu Phạm Thị Kiều - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông đề nghị Bộ TN&MT cho biết nguyên nhân và các giải pháp để cảnh báo, dự báo sớm nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại do sạt lở và lũ quét gây ra cho cộng đồng và cho người dân?

Theo đó Bộ trưởng khẳng định, biến đổi khí hậu đang tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội, Việt Nam là một trong sáu quốc gia bị ảnh hưởng rất lớn. Giải pháp của Bộ TN&MT trong thời gian tới là tiếp tục tăng cường năng lực cảnh báo về thiên tai, đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Đề án khả năng dự báo và cảnh báo cho các địa phương.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Khai thác khoáng sản trái phép có sự "góp sức" của cán bộ địa phương - Ảnh 3
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh.

Phối hợp với các địa phương thực hiện các bản đồ nền, tổng hợp những vùng sạt lở, nguy cơ sạt lở để quy hoạch, di dời dân cư, tránh ảnh hưởng đến dân cư và ảnh hưởng đến sự phát triển; đồng thời, đề xuất dự án về công trình và phi công trình để phòng chống sạt lở…

Ngoài ra, trả lời câu hỏi của đại biểu liên quan đến tín chỉ carbon, Bộ trưởng cho biết, để thực hiện mục tiêu phát thải dòng bằng 0, hiện Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo quyết liệt các nội dung này.

Bộ TN&MT đang dự thảo ban hành các nghị định liên quan đến quản lý và liên quan đến thực hiện phát thải ròng và nguyên tắc, nguyên lý công bằng đối với tiếp cận toàn cầu.

Thực tế, thị trường carbon là công cụ hữu hiệu để giúp các quốc gia thực hiện mục tiêu, với vai trò của Bộ TN&MT cùng với các bộ, ngành sẽ hoàn thiện thể chế và chuẩn bị năng lực chuyên môn, hạ tầng và các điều kiện thiết yếu; triển khai thí điểm, vận hành để thực hiện sớm nội dung về tín hiệu carbon.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Khai thác khoáng sản trái phép có sự "góp sức" của cán bộ địa phương. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.