0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 03/03/2025 11:44 (GMT+7)

Bộ Tài chính và NNHN trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tiền số ngay trong tháng 3

Theo dõi KT&TD trên

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao đề xuất, trình Chính phủ ngay trong tháng 3 này về khung pháp lý quản lý, thúc đẩy phát triển tài sản số, tiền kỹ thuật số lành mạnh và hiệu quả.

Hiện việc giao dịch, mua bán hoặc sử dụng tiền ảo tại Việt Nam chưa có bất kỳ cơ sở pháp lý nào. Điều đáng nói tại Việt Nam, dù chưa được công nhận chính thức nhưng các giao dịch tiền điện tử vẫn diễn ra.

Các loại tiền số như Bitcoin, Ethereum... được coi là tài sản ảo phổ biến. Việt Nam hiện tại chưa có định nghĩa cụ thể về tiền ảo và tài sản ảo. Các quy định hiện chỉ đề cập khái niệm tiền điện tử neo theo tiền pháp định, tồn tại dưới dạng thẻ trả trước ngân hàng, ví điện tử.

Một thống kê của Triple-A hồi năm ngoái cho thấy Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách quốc gia có tỉ lệ người dân sở hữu tiền số cao nhất thế giới. Do vậy, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam cần xây dựng chính sách, khuôn khổ cho loại tài sản này.

Bộ Tài chính và NNHN trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tiền số ngay trong tháng 3.  
Bộ Tài chính và NNHN trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tiền số ngay trong tháng 3.

Tại Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 1/3/2025 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên. Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao đề xuất, trình Chính phủ ngay trong tháng 3 về khung pháp lý quản lý, thúc đẩy phát triển tài sản số, tiền kỹ thuật số lành mạnh và hiệu quả.

Khung pháp lý quản lý, thúc đẩy phát triển tài sản số, tiền kỹ thuật số là nội dung được quan tâm thời gian qua. Trước đó, tại hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp nhỏ diễn ra ngày 27/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ Tài chính, Khoa học và Công nghệ xây dựng chính sách, quy định về tài sản số, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sand box). Các cơ quan này phải hoàn thành chậm nhất trong quý II.

Lo ngại ảnh hưởng tới an ninh tài chính, Bộ Tài chính đề nghị cơ quan quản lý cần lấy thêm ý kiến Ngân hàng Nhà nước - cơ quan quản lý tiền tệ, bởi tài sản số, tiền số có thể được dùng làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch tài chính.

Bộ Tài chính cũng đề nghị sửa quy định theo hướng giao Chính phủ quy định việc triển khai thí điểm liên quan tới tài sản mã hóa, tiền mã hóa. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải tổng hợp ý kiến Ngân hàng Nhà nước, vì theo chính sách này, tài sản mã hóa, tiền mã hóa được sử dụng làm phương tiện thanh toán trong các giao dịch tài chính.

Nhấn mạnh triển khai chính sách về tài sản mã hóa, tiền mã hóa trong trung tâm tài chính có nhiều nội dung cần nghiên cứu, liên quan đến nhiều bộ, ngành, có ảnh hưởng tác động đến đảm bảo an ninh tài chính, để đảm bảo khả thi, Bộ Tài chính đề nghị bỏ quy định về thời gian thực hiện giao dịch bằng tài sản mã hóa, tiền mã hóa từ ngày 1/7/2026.

Theo số liệu của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, giai đoạn 2021-2022, Việt Nam nằm trong top 3 thế giới về tỷ lệ người dân sở hữu tài sản số (tương đương 21% dân số Việt Nam sở hữu), chỉ sau UAE và Mỹ.

Việc chưa có khung pháp lý cho tài sản số khiến nhiều doanh nghiệp chọn Singapore, Mỹ đăng ký rồi về hoạt động ở Việt Nam, gây mất lợi thế cạnh tranh và thất thu thuế. Còn ở góc độ người dùng, việc thiếu minh bạch dẫn tới rủi ro trong giao dịch. Điều này đòi hỏi cần khẩn trương hoàn thiện các quy định bảo đảm khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ phát triển cũng như hoàn thành đầy đủ trách nhiệm về thuế

Từ các vụ hack sàn giao dịch tài sản mã hóa vừa qua, ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Hiệp hội Blockchain Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần nhanh chóng thiết lập các tiêu chuẩn an toàn thông tin và quản lý tài sản mã hóa.

Khi thị trường tài sản số ngày càng phát triển, việc thiếu khung pháp lý rõ ràng không chỉ khiến nhà đầu tư dễ bị tổn thương mà còn hạn chế tiềm năng của ngành blockchain. Chỉ khi có luật pháp làm nền tảng, Việt Nam mới có thể xây dựng được hệ sinh thái tài sản mã hóa đáng tin cậy, vừa bảo vệ người dùng vừa thúc đẩy đổi mới.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Bộ Tài chính và NNHN trình Chính phủ khung pháp lý quản lý tiền số ngay trong tháng 3. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Cảnh báo thủ đoạn mạo danh doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc, đá quý kêu gọi người dân đầu tư
Thời gian vừa qua, lợi dụng tình hình giá vàng trên thế giới có nhiều biến động, rủi ro khi tham gia đầu tư, tích trữ vàng tăng cao, các đối tượng lừa đảo đã lập ra nhiều tài khoản mạng xã hội, lấy danh nghĩa các doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý kêu gọi người dân đầu tư mua bạc tích trữ.
Hàng loạt đồ ăn không rõ nguồn gốc bán cho trẻ em bị thu giữ tại Hải Dương
Qua kiểm tra hộ kinh doanh Nguyễn Thị Minh Thu ở đường Nguyễn Văn Linh, phường Thanh Bình (TP Hải Dương), lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Công an tỉnh Hải Dương thu giữ lượng lớn đồ ăn chế biến sẵn không hóa đơn, chứng từ phục vụ chủ yếu cho nhóm đối tượng là các em học sinh.
Top những xu hướng trà “gây bão” năm 2025
Năm 2025, trà không còn đơn thuần là thức uống – mà là phong cách sống. Từ Cold Brew mát lạnh đến Matcha thời thượng, Tea Shot tiện lợi hay trà làm đẹp dưỡng nhan, mỗi xu hướng đều phản chiếu khát vọng sống lành mạnh, cá tính và đầy cảm hứng của thế hệ mới.