0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 01/11/2024 13:55 (GMT+7)

Biến động xếp hạng 10 ngân hàng lợi nhuận cao nhất

Theo dõi KT&TD trên

Lợi nhuận ngân hàng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong quý III. Tuy nhiên, xếp hạng top 10 ngân hàng lãi cao nhất 9 tháng năm 2024 có sự xáo trộn.

Lợi nhuận 28 ngân hàng tăng trưởng 18%

Đến nay, toàn bộ 28 ngân hàng thường xuyên cung cấp báo cáo tài chính theo quý đã công bố kết quả quý III và 9 tháng đầu năm.

Lợi nhuận ngân hàng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng vào quý III trong bối cảnh biên lãi thuần phục hồi. Nếu tính riêng quý III, lợi nhuận trước thuế của 28 ngân hàng đã tăng trưởng 18% so với cùng kỳ, mang về 70.143 tỷ đồng.

Xét lũy kế 9 tháng đầu năm, các ngân hàng trên đã đem về 218.345 tỷ đồng lợi nhuận, tăng trưởng 4,9% so với cùng kỳ. Trước đó, trong cả năm 2023, lợi nhuận các ngân hàng này chỉ tăng trưởng khoảng 5% và có thời điểm còn giảm so với cùng kỳ năm trước.

Trong 28 ngân hàng trên, có 20 nhà băng báo cáo lợi nhuận tăng trưởng dương. Trong đó, ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận nhiều nhất là Techcombank, khi tăng thêm hơn 5.700 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là VPBank với mức tăng trưởng lợi nhuận 5.600 tỷ đồng và LPBank với mức tăng 5.100 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, lợi nhuận trước thuế của VIB giảm hơn 1.700 tỷ đồng so với cùng kỳ, lợi nhuận OCB giảm gần 1.400 tỷ đồng.

Xét về tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thì BVBank (Bản Việt) đang dẫn đầu, tăng 198% so với cùng kỳ, kế đến là LPBank (tăng 139%) và Vietbank (tăng 96%).

Có thể thấy, thu nhập lãi thuần của các ngân hàng tăng so với cùng kỳ do biên lãi thuần (NIM) phục hồi, tín dụng tăng tốc và chi phí dự phòng giảm là nguyên nhân chính hỗ trợ cho lợi nhuận của ngân hàng. Trong khi các nguồn thu khác như ngoại hối, dịch vụ trong quý III tăng trưởng không quá mạnh hoặc đi lùi ở nhiều nhà băng.

Biến động xếp hạng 10 ngân hàng lợi nhuận cao nhất

Trong quý III, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư cũng không còn kết quả đột biến như hai quý cuối cùng của năm ngoái khi lợi suất trái phiếu Chính phủ đi xuống. Cùng với đó, thu nhập từ các khoản nợ đã được xử lý rủi ro ở phần lớn ngân hàng vẫn chưa có dấu hiệu tăng tốc.

Xếp hạng top 10 lợi nhuận ngân hàng có sự xáo trộn

Theo thống kê từ báo cáo tài chính, Top 10 ngân hàng có lợi nhuận trước thuế cao nhất trong 9 tháng đầu năm nay là: Vietcombank, Techcombank, BIDV, MB, VietinBank, ACB, VPBank, HDBank, SHB, LPBank.

Tổng lợi nhuận trước thuế của những ngân hàng này đạt hơn 176 nghìn tỷ đồng, chiếm đến hơn 80% tổng lợi nhuận của 29 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính đến hết quý III/2024.

Vietcombank tiếp tục duy trì vị trí quán quân toàn ngành về lợi nhuận. Lợi nhuận trước thuế hợp nhất quý 3/2024 của Vietcombank đạt 10.699 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ và cao nhất hệ thống. Lũy kế 9 tháng, nhà băng này có lợi nhuận trước thuế đạt 31.533 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ và hoàn thành 75% kế hoạch cả năm.

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của Vietcombank chủ yếu nhờ thu nhập lãi thuần và lãi từ hoạt động dịch vụ tăng trưởng, cùng với việc ngân hàng tới gần 80% chi phí dự phòng rủi ro. Ngoài ra, thu nhập lãi thuần phục hồi cũng hỗ trợ cho lợi nhuận trước thuế của Vietcombank.

Techcombank là á quân toàn ngành và là ngân hàng tư nhân có lãi cao nhất. Nhờ kết quả thuận lợi trong cả mảng tín dụng và thu ngoài lãi, Techcombank đã vươn lên vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng lợi nhuận 9 tháng đầu năm. So với cùng kỳ năm ngoái, Techcombank có sự cải thiện thứ hạng mạnh mẽ khi vượt qua BIDV, VietinBank và MB để chuyển từ vị trí Top 5 lên Top 2.

Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2024 của Techcombank đạt 22.842 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ năm trước.

BIDV đứng vị trí thứ ba với lợi nhuận trong 9 tháng đạt 22.047 tỷ đồng, tăng trưởng 12% so với cùng kỳ. Trong quý III/2024, nhờ việc cắt giảm chi phí dự phòng, BIDV đã duy trì được đà tăng trưởng lợi nhuận, đạt 6.498 tỷ đồng, tăng 10% so với quý 3/2023. Hiện BIDV là ngân hàng có quy mô tổng tài sản lớn nhất, đạt 2,58 triệu tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm.

Biến động xếp hạng 10 ngân hàng lợi nhuận cao nhất

Còn MB tụt xuống vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng với lợi nhuận 20.736 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ. Trong quý III, thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi của MB tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, chi phí hoạt động và chi phí dự phòng rủi ro cao hơn đã khiến lợi nhuận gần như đi ngang. Lợi nhuận quý III của MB ở mức 7.308 tỷ đồng, nhích nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

VietinBank đứng vị trí thứ 5, với lợi nhuận trong 9 tháng đạt 19.513 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ. Lợi nhuận VietinBank duy trì đà tăng trưởng mạnh trong quý III nhờ thu nhập lãi thuần và thu nhập đột biến từ các khoản nợ đã được xử lý rủi ro. Riêng lợi nhuận trước thuế quý III của ngân hàng này đạt 6.553 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ.

ACB duy trì ổn định ở vị trí Top 6 với lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 15.335 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ. Kết quả kinh doanh vẫn đang đi đúng kế hoạch khi đã hoàn thành 70% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

VPBank đứng ở vị trí thứ 7 và có sự cải thiện thứ hạng ấn tượng, tăng từ vị trí thứ 10 cùng kỳ năm ngoái lên hạng 7. so với vị trí Top 10. Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm của ngân hàng này đạt 13.861 tỷ đồng, tăng 67% so với cùng kỳ. Công ty con FE Credit của ngân hàng có những chuyển biến tích cực khi đã có lãi trở lại trong quý 2, quý 3.

HDBank đứng ở vị trí thứ 8 với lợi nhuận trước thuế đạt 12.655 tỷ đồng, tăng trưởng tới 47% so với cùng kỳ và thực hiện 79,8% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Lợi nhuận quý III đạt 4.490 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ. Lợi nhuận quý III của HDBank duy trì đà tăng trưởng nhờ thu nhập lãi thuần tăng 58% so với cùng kỳ lên 7.773 tỷ đồng. Thu ngoài lãi của HDBank đi xuống do không còn ghi nhận khoản lãi thuần đột biến từ mua bán chứng khoán đầu tư.

SHB từ vị trí số 8 tụt xuống hạng 9 với lợi nhuận trước thuế đạt 9.048 tỷ đồng, tăng trưởng 6% thực hiện 80% kế hoạch năm. Ước tính trong quý III, lợi nhuận của SHB ở mức 2.173 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ.

Trong khi đó, VIB rời khỏi Top 10, rơi xuống vị trí thứ 12, nhường chỗ cho LPBank. LPBank là một trong những nhà băng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm nay. Ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý III/2024 đạt 2.899 tỷ đồng, tăng tới 134% so với cùng kỳ. Luỹ kế 9 tháng, lợi nhuận trước thuế LPBank đạt 8.818 tỷ đồng, tăng 139%. Theo đó, thứ hạng của LPBank tăng mạnh từ Top 15 lên Top 10.

Minh Dũng

Bạn đang đọc bài viết Biến động xếp hạng 10 ngân hàng lợi nhuận cao nhất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng tín dụng tại Hà Nội đạt 18,38%
Cuối tháng 11/2024, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt 4.282 nghìn tỷ đồng, tăng 0,79% so với cuối tháng trước và tăng 18,38% so với thời điểm kết thúc năm 2023.
Thị trường vốn cần “đòn bẩy” từ quỹ bảo hiểm, hưu trí
Để nâng tầm thị trường vốn Việt Nam, Chính phủ cần có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ hơn nữa việc phát triển mô hình Quỹ hưu trí tự nguyện, đồng thời thúc đẩy người dân tham gia bảo hiểm nhân thọ, vừa đảm bảo an sinh xã hội vừa gia tăng khả năng huy động vốn một cách bền vững.
Quy định mới liên quan đến thuế
Nhiều quy định mới về khuyến mại, trái phiếu, hoạt động thương mại biên giới, thuế, bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Không lo lãi suất cho vay tăng mạnh
Chênh lệch giữa tốc độ huy động vốn và cho vay đang gia tăng. Điều này được cho sẽ gây ra áp lực khiến lãi suất đầu vào tăng, kéo lãi vay lên theo. Tuy nhiên, chuyện không hẳn như vậy.
An Giang:Tăng cường kiểm tra ngăn chặn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường
Đội Quản lý Thị trường số 3 thuộc Cục Quản lý Thị trường tỉnh An Giang,phối hợp với Công an huyện Thoại Sơn đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và tạm giữ trên 1.000 sản phẩm áo len kiểu nữ các loại, trị giá trên 100 triệu đồng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; Đoàn kiểm tra tiếp tục xác minh làm rõ, xử lý

Tin mới

Mật ong rừng Việt Nam - Tiềm năng lớn cần được khai phá
Mật ong rừng tự nhiên là một trong những sản vật quý giá mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Việt Nam. Với hệ sinh thái rừng nhiệt đới phong phú trải dài từ Tây Nguyên, Tây Bắc đến Nam Trung Bộ, mật ong rừng Việt Nam nổi bật với độ tinh khiết và giá trị dinh dưỡng cao.
Xu hướng mua sắm mùa Tết 2025
Trước bối cảnh kinh tế còn khó khăn, các chuyên gia cho rằng, dịp Tết năm 2025, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng tiếp tục là mùa Tết tiết kiệm, đơn giản và thiết thực.
Các nhà bán lẻ nỗ lực ổn định nguồn cung, kỳ vọng thị trường bùng nổ cuối năm
Cuối năm là thời điểm “vàng” của ngành bán lẻ, khi nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh để chuẩn bị cho các dịp lễ, Tết. Để thành công trong mùa mua sắm cuối năm, ngành bán lẻ không chỉ phải chuẩn bị kỹ lưỡng về hàng hóa, mà còn phải triển khai các chiến lược kích cầu, đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
Xuất khẩu rau quả Việt Nam bứt phá, hướng đến kỷ lục 7,2 tỷ USD
Ngành xuất khẩu rau quả của Việt Nam đang chứng kiến một bước tiến vượt bậc trong năm 2024. Với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử, xuất khẩu rau quả dự kiến đạt mốc 7,2 tỷ USD. Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn giữ vững vị trí là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.