0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 17/09/2024 14:18 (GMT+7)

Bán trang sức thu 500 tỷ, Huy Thanh Jewelry nộp thuế chưa nổi 30 triệu

Theo dõi KT&TD trên

Dù doanh thu trong 4 năm gần đây lên tới gần 500 tỷ đồng, nhưng số thuế thu nhập doanh nghiệp mà Huy Thanh Jewelry đóng góp chỉ chưa tới 30 triệu. Nhiều năm liên tiếp, số thuế doanh nghiệp đóng góp chỉ bằng 0.

Được hình thành từ năm 1987 nhưng chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực gia công theo đơn hàng nước ngoài và sản xuất để cung cấp cho đại lý mà chưa có kênh phân phối trực tiếp đến khách hàng. Phải đến năm 2015, Huy Thanh Jewelry mới thực sự bắt tay xây dựng thương hiệu trang sức bán lẻ với cửa hàng đầu tiên tại 135 Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội.

Đến nay, Huy Thanh Jewelry đã có hệ thống lên tới 23 cửa hàng phủ khắp cả nước, tập trung dày đặc tại thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng.

Huy Thanh Jewelry: Cơ nghiệp của 'đại gia' trang sức Đỗ Văn Hy

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Vàng Bạc Đá quý Huy Thành (Huy Thanh Jewelry) chính thức được thành lập vào tháng 3/2006, với ngành nghề kinh doanh chính là "sản xuất kim loại màu và kim loại quý". Trụ sở hiện đóng tại số 23/100 (số cũ: 30A, ngõ 8), phố Đội Cấn, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

CEO Huy Thanh Jewelry Đỗ Huy Thành.

Giai đoạn tháng 11/2019 trở về trước, Huy Thanh Jewelry có vốn điều lệ là 28 tỷ đồng; do ông Đỗ Văn Hy (sinh năm 1967) làm tổng giám đốc và đại diện pháp luật. Ông Hy cũng là 1 trong 2 cổ đông sáng lập nên Huy Thanh Jewelry, với tỷ lệ sở hữu là 90% cổ phần (tương đương 25,2 tỷ đồng vốn góp); 10% cổ phần còn lại thuộc về Nguyễn Hải Hưng (tương đương 2,8 tỷ đồng vốn góp).

Tháng 4/2021, Huy Thanh Jewelry tăng vốn điều lệ từ 28 tỷ đồng lên thành 68 tỷ đồng. Lúc này, phần vốn góp của Nguyễn Hải Hưng giữ nguyên và tỷ lệ cổ phần sở hữu là 4,1%; còn ông Đỗ Văn Hy nâng tỷ lệ sở hữu lên thành 95,9%, tương ứng 65,2 tỷ đồng vốn góp.

Cập nhật mới nhất vào tháng 7/2024, vốn điều lệ của Huy Thanh Jewelry đã được nâng lên mức 186,6 tỷ đồng và tất cả đều nhờ vào lượng vốn góp tăng thêm của ông Đỗ Văn Hy. Lúc này, ông Hy góp tới 183,8 tỷ đồng và sở hữu 98,5% cổ phần; số cổ phần ít ỏi còn lại (1,5%) thuộc về Nguyễn Hải Hưng.

Danh sách cổ đông của Huy Thanh Jewelry.

Từ tháng 11/2020 đến nay, con trai của ông Đỗ Văn Hy là ông Đỗ Huy Thành (sinh năm 1991) đã thay cha đảm nhiệm vị trí tổng giám đốc và đại diện pháp luật của Huy Thanh Jewelry, dù không sở hữu bất kỳ cổ phần nào.

Sau khi bàn giao vai trò lãnh đạo tại Huy Thanh Jewelry cho con trai, ông Đỗ Văn Hy thành lập Công ty TNHH MTV Trang sức Vàng Bạc Đại Dương vào tháng 5/2023. Tại đây, ông Hy là chủ sở hữu và đảm nhiệm vai trò giám đốc, kiêm người đại diện pháp luật của doanh nghiệp này..

Công ty TNHH MTV Trang sức Vàng Bạc Đại Dương có số vốn điều lệ là 1 tỷ đồng. Doanh nghiệp hiện đóng trụ sở tại số 276 - 278 đường Nguyễn Văn Linh, phường Thạc Gián, quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng.

Một năm sau đó (tháng 5/2024), ông Đỗ Văn Hy tiếp tục thành lập Doanh nghiệp tư nhân Vàng Bạc Ruby Đỏ. Trụ sở doanh nghiệp này hiện đóng tại 136-138 Trần Phú, phường Hải Châu I, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Doanh thu 500 tỷ, báo lỗ cả chục tỷ

Theo dữ liệu mà VietnamFinance có được, trong 3 năm gần đây, tài sản của Huy Thanh Jewelry khá "trồi sụt". Từ mức 101,5 tỷ đồng vào năm 2021, tổng tài sản của doanh nghiệp giảm xuống còn 88,4 đồng vào năm 2022; rồi sau đó bật tăng mạnh lên mức 121,7 tỷ đồng vào năm 2023.

Đáng chú ý, chiếm phần lớn trong tổng tài sản của Huy Thanh Jewelry lại là hàng tồn kho. Lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp vào năm 2021 là 63,7 tỷ đồng (chiếm 62,7% tổng tài sản); năm 2022 là 54,1 tỷ đồng (chiếm 61,2% tổng tài sản). Tại ngày 31/12/2023, tổng lượng hàng tồn kho của Huy Thanh Jewelry là 64,5 tỷ đồng (tương đương 53% tổng tài sản).

Về kết quả kinh doanh, giai đoạn 2020 - 2023 chứng kiến đà tăng trưởng doanh thu đầy ấn tượng của Huy Thanh Jewelry.

Theo đó, từ mức 45,4 tỷ đồng vào năm 2020, doanh thu thuần của Huy Thanh Jewelry tăng 43% và đạt mức 65,1 tỷ đồng vào năm 2021; tiếp tục tăng 52% vào năm 2022 khi đạt 98,9 tỷ đồng. Năm ngoái (2023), doanh thu thuần của Huy Thanh Jewelry tăng trưởng vượt trội tới 129% so với cùng kỳ và đạt mức kỷ lục 226,08 tỷ đồng.

Doanh thu tăng trưởng đầy ấn tượng, nhưng giá vốn bán hàng cũng "neo" ở mức cao nên lợi nhuận gộp còn lại của Huy Thanh Jewelry trong giai đoạn này cũng "teo tóp" đi nhiều, chỉ lần lượt còn lại: 1,9 tỷ đồng vào 2020; 2 tỷ đồng vào 2021; 3 tỷ đồng vào 2022 và 23,6 tỷ đồng vào năm 2023.

Lãi gộp "mỏng" lại bị "bào mòn" bởi chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp nên hoạt động kinh doanh của Huy Thanh Jewelry trong giai đoạn 2020-2023 gần như không có lãi, thậm chí còn thua lỗ đến cả chục tỷ đồng.

Cụ thể, năm 2020, Huy Thanh Jewelry báo lãi 31,9 triệu đồng; năm 2021 lỗ 7,4 tỷ đồng; năm 2022 lỗ 8,1 tỷ đồng. Năm 2023 khi doanh thu đạt đỉnh tới 226 tỷ đồng, Huy Thanh Jewelry cũng chỉ báo lãi 113 triệu đồng.

Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp mà Huy Thanh Jewelry đóng góp trong 3 năm liên tiếp: 2020, 2021 và 2022 là bằng 0. Mãi đến năm ngoái khi kinh doanh có chút lãi, doanh nghiệp mới đóng 28 triệu đồng tiền thuế.

Luỹ kế trong 4 năm gần đây (2020-2023), Huy Thanh Jewelry mang về 435,5 tỷ đồng doanh thu, nhưng lại lỗ thuần tới hơn 15 tỷ đồng. Số thuế thu nhập doanh nghiệp mà Huy Thanh Jewelry phải đóng cũng chưa nổi 30 triệu đồng.

Nghi Xuân

Bạn đang đọc bài viết Bán trang sức thu 500 tỷ, Huy Thanh Jewelry nộp thuế chưa nổi 30 triệu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tư nhân Việt: Sẵn sàng vươn ra biển lớn
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động không ngừng, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. "Vươn ra biển lớn" không còn là khẩu hiệu xa vời, mà đã trở thành hành trình thực tế của nhiều doanh nghiệp Việt.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.