0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 06/06/2024 13:59 (GMT+7)

Bà Trương Mỹ Lan chuyển hơn 4 tỷ USD ra nước ngoài

Theo dõi KT&TD trên

Bộ Công an phát thông báo Cơ quan cảnh sát điều tra đã ban hành kết luận vụ án thứ hai liên quan bà Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát). Theo kết luận điều tra Bộ Công an, Trương Mỹ Lan cùng các đồng phạm đã chuyển hơn 106,7 nghìn tỷ đồng ra nước ngoài

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành bản Kết luận điều tra vụ án hình sự số 13/QĐ-CSKT-P2 và đề nghị truy tố đối với 34 bị can về 3 tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền và Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, trong vụ án thứ 2 xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các tổ chức có liên quan.

Bà Trương Mỹ Lan chuyển hơn 4 tỷ USD ra nước ngoài
Các bị cáo tại tòa TP. HCM trong vụ án xét xử bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm (ảnh tư liệu)

Cơ quan điều tra đề nghị truy tố bà Trương Mỹ Lan cùng 33 người khác về ba tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Theo đó, 4 người bị đề nghị truy tố bị can, đó là: Trương Mỹ Lan (Chủ tịch HĐQT Công ty Vạn Thịnh Phát); Nguyễn Phương Anh (Phó tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Peninsula); Trịnh Quang Công (Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn quản lý ACUMEN); Trương Khánh Hoàng (nguyên quyền tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn), cùng về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

20 bị can khác bị đề nghị truy tố về 2 tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Kết quả điều tra xác định số tiền chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan tham ô hơn 304.000 tỷ đồng đã sử dụng đầu tư nhiều dự án bất động sản, chuyển tiền ra nước ngoài nên phạm vào tội 'rửa tiền'. Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, kết quả điều tra xác định bà Trương Mỹ Lan đã phát hành 25 gói trái phiếu, thu của nhà đầu tư 35.000 tỷ đồng.

Theo Cơ quan điều tra, ngoài hành vi đã truy tố, xét xử trong giai đoạn 1, trong quá trình mở rộng điều tra, Cơ quan điều tra Bộ Công an xác định trong việc phát hành 25 gói trái phiếu khống (308.691.388 trái phiếu) không có tài sản đảm bảo, mất khả năng thanh toán của 4 pháp nhân: Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty Cổ phần Đầu tư Quang Thuận, Công ty CP Đầu tư và Phát triển Sunny World và Công ty CP Dịch vụ - Thương mại TP. HCM với tổng giá trị hơn 30.869 tỷ đồng, đến nay còn dư nợ hơn 30.081 tỷ đồng của 35.824 nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, hành vi Rửa tiền đối với số tiền hơn 445.747 tỉ đồng (trong đó có hơn 415.666 đồng từ nguồn tiền phạm tội 'tham ô tài sản' của Ngân hàng SCB và hơn 30.081 tỷ đồng từ nguồn tiền do phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản).

Ngoài ra, hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới đối với số tiền hơn 4.5 tỷ USD, tương đương 106.7 nghìn tỷ đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thông báo cho Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan là bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan biết việc kết thúc điều tra vụ án hình sự nêu trên.

Trước đó, ngày 11/4, Tòa án nhân dân TP. HCM tuyên bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) mức án tử hình về các tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Đưa hối lộ và Tham ô tài sản.

Hội đồng xét xử tuyên phạt 4 án chung thân với 4 bị cáo, gồm 3 cựu lãnh đạo cấp cao tại SCB: Đinh Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị (trốn truy nã, xét xử vắng mặt); Bùi Anh Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị; Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng giám đốc; Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước (tội nhận hối lộ 5,2 triệu USD).

Ngoài mức án trên, tòa buộc bị cáo Trương Mỹ Lan phải bồi hoàn cho SCB dư nợ của 1.243 khoản vay còn lại tính đến ngày 17/10/2022 (khởi tố vụ án) tương đương số tiền là 673.849 tỷ đồng.

Ngày 26/4, từ trại tạm giam, bà Trương Mỹ Lan đã làm đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm.

Trần Lê

Bạn đang đọc bài viết Bà Trương Mỹ Lan chuyển hơn 4 tỷ USD ra nước ngoài. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.
Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.