0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 22/08/2023 09:39 (GMT+7)

ACB huy động thêm 2.500 tỷ đồng từ trái phiếu

Theo dõi KT&TD trên

Lô trái phiếu có thời hạn 2 năm, ngày đăng ký phát hành là 11/8/2023 và ngày đáo hạn là 11/8/2025, được phát hành ở thị trường trong nước.

ACB huy động thêm 2.500 tỷ đồng từ trái phiếu - Ảnh 1
Số trái phiếu được phát hành nhằm phục vụ nhu cầu cho vay, đầu tư cũng như đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 21/8 công bố kết quả phát hành trái phiếu của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB, mã: ACB). Cụ thể, ACB đã phát hành lô trái phiếu ACBL2325002. Khối lượng phát hành là 25.000 trái phiếu với mệnh giá 100 triệu đồng/ trái phiếu, tổng giá trị phát hành là 2.500 tỷ đồng.

Lô trái phiếu có thời hạn 2 năm, ngày đăng ký phát hành là 11/8/2023 và ngày đáo hạn là 11/8/2025, được phát hành ở thị trường trong nước và có lãi suất phát hành 6,5%/năm.

Kế hoạch phát hành trái phiếu của ACB đã được HĐQT ngân hàng này thông qua vào tháng 7/2023 với tổng quy mô tối đa 20.000 tỷ đồng.

ACB sẽ phát hành tối đa 200.000 trái phiếu trong 20 đợt với mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu hoặc bội số của 100 triệu đồng. Giá phát hành bằng mệnh giá.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản và không phải là nợ thứ cấp của ACB. Trái phiếu có kỳ hạn tối đa 5 năm và có lãi suất cố định suốt thời hạn.

Số trái phiếu được phát hành nhằm phục vụ nhu cầu cho vay, đầu tư cũng như đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Đây là lô trái phiếu thứ hai được ngân hàng này phát hành trong năm nay. Trước đó, vào ngày 16/8, ACB cũng đã phát hành lô trái phiếu đầu tiên của năm nay với mã trái phiếu là ACBL2325001.

Về tình hình kinh doanh tại ACB, 6 tháng đầu năm 2023, ACB báo hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm, tương đương 10.000 tỷ đồng.

Động lực lớn giúp lợi nhuận của ACB tăng trưởng đến từ thu nhập ngoài lãi tăng 28% so với cùng kỳ. Tỷ trọng đóng góp của thu nhập ngoài lãi vào doanh thu liên tục tăng từ 19% lên 22%, giảm áp lực lên mảng thu nhập từ lãi. Trong đó, dịch vụ thẻ, mua bán ngoại tệ và hoạt động đầu tư đóng góp lớn vào tăng trưởng thu nhập trong 6 tháng đầu năm.

Trong 6 tháng đầu năm, ACB đã cho vay hơn 20.000 tỷ lãi suất ưu đãi đến 3% so với biểu lãi suất. Tính tới cuối tháng 6, quy mô tín dụng của ACB đạt hơn 434 nghìn tỷ đồng, tăng 4,9% so với đầu năm. Riêng trong quý II/2023, tốc độ tăng trưởng có sự cải thiện mạnh mẽ, ở mức tăng 5,5% tương đương gần 23 nghìn tỷ đồng so với quý I/2023.

Nợ xấu của ACB tăng lên 1,07% nhưng vẫn là một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất thị trường.

Hoàng Anh (T/H)

Bạn đang đọc bài viết ACB huy động thêm 2.500 tỷ đồng từ trái phiếu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

HoREA: Đề xuất chỉ áp thuế 6% với doanh nghiệp làm nhà ở xã hội cho thuê
Hiệp hội Bất động sản Thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có văn bản góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Đáng chú ý, trong đó, HoREA đề xuất doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội chỉ để cho thuê được áp dụng thuế suất 6% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng tín dụng: 'Nóng' vì phập phù
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến 28/6, tín dụng tăng 6%, đến cuối tháng 7 chỉ còn 5,66% nhưng đến 14/8 lại đạt 6,11%. Sự trồi sụt bất thường này cho thấy tăng trưởng tín dụng có rất nhiều vấn đề.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.