0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 30/07/2023 10:47 (GMT+7)

16 doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt tuần từ 31/7-4/8

Theo dõi KT&TD trên

Tuần từ 31/7- 4/8, trên thị trường chứng khoán Việt Nam có 16 doanh nghiệp chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt. Trong số đó doanh nghiệp trả cổ tức tỷ lệ cao như Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) trả tỷ lệ 35%.

Theo thống kê, có 16 doanh nghiệp đều trả cổ tức bằng tiền mặt tuần từ 31/7 - 4/8 với tỷ lệ trả cao nhất là 35% và thấp nhất là 2,1%.

Cụ thể, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (mã cổ phiếu SCS - sàn HOSE) sẽ chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2022 đợt cuối bằng tiền mặt vào ngày 3/8 tới đây, như vậy, ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 2/8.

Mức cổ tức đợt cuối năm 2022 được ấn định với tỷ lệ 35% tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu SCS sẽ được nhận 3.500 đồng cổ tức. Ngày thanh toán cổ tức dự kiến là 18/8/2023.

Với 94,4 triệu cổ phiếu đang được lưu hành, dự kiến Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn sẽ cần chi khoảng 330 tỷ đồng để chi trả cổ tức đợt này. Trước đó, công ty đã thực hiện tạm ứng cổ tức năm 2022 đợt 1 vào tháng 12/2022 với tỷ lệ 25% bằng tiền mặt. Qua đó, tổng mức chia cổ tức năm 2022 của Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn là 60%.

16 doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt tuần từ 31748

CTCP Đầu tư Xây dựng dân dụng Hà Nội (Mã XDH): Ngày 4/8/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2022 tỷ lệ 15% (1 cổ phiếu được nhận 1.500 đồng). Ngày thanh toán là 21/8/2023. Công ty cũng chốt danh sách trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10% (cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận 10 cổ phiếu mới).

Công ty Cổ phần thực phẩm quốc tế (Interfood, mã IFS) chốt ngày trả tức bằng tiền với tỷ lệ 17,8%, tương đương 1 cổ phiếu nhận 1.780 đồng. Với hơn 87 triệu cổ phiếu lưu hành, tương ứng Interfood sẽ cần chi ra hơn 155 tỷ đồng để trả cổ tức.

CTCP A32 (Mã A32): Ngày 2/8/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền đợt cuối năm 2022 tỷ lệ 20% (1 cổ phiếu được nhận 2.000 đồng). Ngày thanh toán là 23/8/2023.

CTCP Tân Cảng-Phú Hữu (mã PNP) dự kiến ngày 28/8 là ngày thanh toán cổ tức với tỷ lệ 16%, tương đương 1 cổ phiếu nhận 1.600 đồng. Với hơn 16 triệu cổ phiếu đang lưu hành, doanh nghiệp này dự kiến sẽ chi khoảng 26 tỷ đồng để trả cổ tức trong đợt này.

CTCP Viwaseen3 (Mã: VW3): Ngày 2/8/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2023 tỷ lệ 9% (1 cổ phiếu được nhận 900 đồng). Ngày thanh toán là 31/8/2023.

CTCP Cảng Hải Phòng (Mã PHP): Ngày 2/8/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2022 tỷ lệ 4% (1 cổ phiếu được nhận 400 đồng). Ngày thanh toán là 31/8/2023.

CTCP Dược phẩm Hà Nội (Mã DHN): Ngày 3/8/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt cuối năm 2022 tỷ lệ 10% (1 cổ phiếu được nhận 1.000 đồng). Ngày thanh toán là 14/8/2023.

CTCP Cấp nước Phú Hoà Tân (Mã PJS): Ngày 4/8/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách nhận cổ tức bằng tiền năm 2022 tỷ lệ 7% (1 cổ phiếu được nhận 700 đồng). Ngày thanh toán là 28/8/2023.

CTCP Thực phẩm Bích Chi (Mã BCF): Ngày 4/8/2023 là ngày đăng ký cuối cùng để chốt danh sách tạm ứng cổ tức bằng tiền đợt 1 năm 2023 tỷ lệ 5% (1 cổ phiếu được nhận 600 đồng). Ngày thanh toán là 23/8/2023.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết 16 doanh nghiệp trả cổ tức tiền mặt tuần từ 31/7-4/8. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Xu hướng kinh doanh đồ uống: Đâu là mô hình tiềm năng nhất?
Thị trường đồ uống luôn là một lĩnh vực năng động với nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Trong những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự biến đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng, cùng với đó là sự xuất hiện của nhiều mô hình kinh doanh đồ uống mới, sáng tạo và đầy tiềm năng.
Giá căn hộ tăng cao: Khi nào người mua nhà mới "dễ thở"?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây đang trải qua giai đoạn biến động mạnh mẽ. Mặc dù nền kinh tế đã có dấu hiệu hồi phục, giá căn hộ vẫn duy trì ở mức cao, khiến người mua nhà - đặc biệt là tầng lớp trẻ và người có thu nhập trung bình - vẫn phải đối mặt với áp lực tài chính nặng nề.
Gen Z và cơn sốt trà: Khi thế hệ trẻ biến thức uống cổ điển thành xu hướng mới!
Gen Z đang biến trà từ một thức uống truyền thống thành xu hướng sành điệu và sáng tạo. Từ trà sữa trân châu đến trà masala chai đậm đà, họ không ngừng thử nghiệm và đổi mới. Không chỉ là một sở thích, trà đã trở thành phong cách sống, gắn kết cộng đồng và thúc đẩy xu hướng tiêu dùng bền vững.