0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 03/07/2023 16:56 (GMT+7)

Yêu cầu triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện

Theo dõi KT&TD trên

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã yêu cầu các đơn vị phát điện, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia và Công ty Mua bán điện yêu cầu triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện cho những tháng cuối năm 2023.

Theo đó, tại công văn số 3596/EVN-KTSX-TTĐ ngày 27/6/2023, EVN đã yêu cầu các đơn vị phát điện tập trung nhân lực, vật tư và các điều kiện cần thiết khắc phục, sớm đưa vào vận hành các tổ máy, lò hơi đang bị sự cố tại nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1 và 2; khắc phục hiện tượng suy giảm công suất dưới định mức trong quá trình vận hành do sự cố các hệ thống phụ trợ, chất lượng nhiên liệu đầu vào, nhiệt độ nước làm mát đầu. Đồng thời tăng tần suất kiểm tra, theo dõi vận hành các thiết bị tại chỗ để đảm bảo độ tin cậy hoạt động của các tổ máy phát điện, phát hiện xử lý sớm các bất thường không để xảy ra sự cố, đặc biệt là sự cố chủ quan do lỗi của con người.

Các đơn vị phải chuẩn bị sẵn sàng các phương án, nhân lực, vật tư, thiết bị tại nhà máy để xử lý kịp thời nếu sự cố xảy ra nhằm khôi phục vận hành tổ máy trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, thực hiện duy tu bảo dưỡng các nhà máy nhiệt điện để đảm bảo vận hành an toàn, nâng cao độ khả dụng các tổ máy trong thời gian còn lại năm 2023 theo kế hoạch đã được duyệt.

Từ đầu năm đến nay, tổng luỹ kế sản lượng điện phát từ nguồn nhiện điện đạt khoảng 70 tỷ kWh, trong đó nhiệt điện miền Bắc đạt hơn 44 tỷ kWh.

Việc thực hiện đảm bảo nhiên liệu than cho phát điện đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tại Chỉ thị 29/CT-TTg và cụ thể hoá tại nhiều văn bản chỉ đạo của Bộ Công Thương. Triển khai thực hiện, EVN yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm túc và chịu trách nhiệm toàn diện trong việc thu xếp nguồn than cho sản xuất điện, đảm bảo cung cấp đủ và ổn định cho vận hành nhà máy điện năm 2023 và các năm tiếp theo. Đối với lượng than vượt so với khối lượng than do Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp, chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện chịu trách nhiệm thu xếp để đảm bảo vận hành nhà máy ổn định, tin cậy, an toàn và đáp ứng yêu cầu huy động của Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0).

Yêu cầu triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện

Theo báo cáo của TKV, trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng khối lượng than rót cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện than dự kiến đạt 21,3 triệu tấn (trong đó thực hiện 5 tháng đạt 17,3 triệu tấn và dự kiến tháng 6 đạt 4 triệu tấn) tương đương 105,2% tiến độ hợp đồng và tăng 3,08 triệu tấn (bằng 116,9%) so với cùng kỳ năm 2022. Dự kiến nhu cầu than cấp cho điện tăng cao đến hết tháng 7/2023 sau đó sẽ giảm trong các tháng mùa mưa và tăng trở lại từ tháng 11/2023. Theo tính toán, nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện 6 tháng cuối năm 2023 khoảng 19 triệu tấn, như vậy than cấp cho điện năm 2023 dự kiến khoảng 40,3 triệu tấn, tương ứng đạt 105% khối lượng hợp đồng năm và bằng 115% so với năm 2022.

A0 chủ động xây dựng và thường xuyên cập nhật các kịch bản linh hoạt ứng phó với những khó khăn về cung ứng điện, đảm bảo an ninh hệ thống điện; đồng thời phải bám sát tình hình thời tiết, thuỷ văn các hồ chứa thuỷ điện, tình hình vận hành các nguồn điện để có điều chỉnh linh hoạt, điều tiết mực nước các hồ thuỷ điện lớn đảm bảo công suất huy động và điều chỉnh tần số hệ thống điện.

Theo kịch bản do A0 xây dựng, từ nay đến 20/7/2023 hệ thống điện đáp ứng được nhu cầu phụ tải khu vực miền Bắc. Tuy nhiên, trong các ngày gần đây, khu vực Bắc Bộ đang phải đối mặt với hiện tượng nắng nóng tăng cường, dự kiến kéo dài đến 12 tháng 7, trong đó cao điểm có khả năng rơi vào giai đoạn từ 06/7 đến 08/7 với nhiệt độ cao nhất lên tới 39 đến 400C. Dự kiến khoảng thời gian nắng nóng từ 02/7 đến 12/7, phụ tải miền Bắc có thể đạt trung bình khoảng 440 triệu kWh ngày (cao nhất khoảng 470 triệu kWh/ngày với công suất đỉnh đạt 23.000 MW).

Theo thông tin từ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0), sản lượng tiêu thụ lớn nhất ngày 30/6/2023 của hệ thống là 854,6 triệu kWh (cao hơn ngày 29/6 là 21,6 triệu kWh, cao hơn ngày 28/6 là 46,1 triệu kWh), công suất đỉnh là 41.823MW lúc 14h30; khu vực miền Bắc là 432,8 triệu kWh, công suất đỉnh là 20.751MW lúc 22h30. Nhìn vào biến động của sản lượng điện tiêu thụ lớn nhất và công suất đỉnh trong mấy ngày qua, có thể thấy rõ tác động của nhiệt độ đến các thông số phụ tải này. So sánh một cách trừu tượng, tổng sản lượng điện truyền tải qua đường dây Trung Nam trong ngày 30/6 đạt 42,3 triệu kWh, chưa đáp ứng được sản lượng điện tiêu thụ tăng thêm của miền Bắc trong 2 ngày (tăng 46,1 triệu kWh nếu so 30/6 với 28/6).

Tính đến 0h ngày 30/6/2023, sản lượng tích trong các hồ thuỷ điện miền Bắc là 2.065 triệu kWh. Trong các ngày tới, sẽ tăng cường khai thác hồ Lai Châu để nâng mực nước hồ Sơn La nhằm tăng công suất khả dụng; khai thác hồ Tuyên Quang để hỗ trợ lưới điện khu vực; hồ Hòa Bình vận hành để đáp ứng phụ tải miền Bắc trong các ngày nắng nóng sắp tới cũng như duy trì mực nước các hồ trong phạm vi an toàn để đón lũ chính vụ.

N.Vũ

Bạn đang đọc bài viết Yêu cầu triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Vấn nạn “thực phẩm bẩn”: Đến lúc không thể khoan nhượng
Mặc dù chế tài xử lý đối với vấn nạn kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm “bẩn” đã có; tuy nhiên, hàng loạt vụ thực phẩm “bẩn”, sữa giả liên tiếp được phát hiện, xử lý thời gian qua cho thấy tình trạng này vẫn không hề suy giảm.
Săn sale mùa nóng: Mẹo vặt giúp bạn tiết kiệm chưa từng có
Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ tăng cao, và cũng là lúc các thương hiệu tung ra những đợt giảm giá hấp dẫn để kích cầu mua sắm mùa hè. Đây chính là thời điểm vàng để những "thợ săn sale" chuyên nghiệp trổ tài của mình. Nhưng làm sao để săn được những món hời thực sự trong rừng khuyến mãi đầy mê hoặc?
Mua sắm online: Làn sóng mới thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam
Trong những năm gần đây, mua sắm online đã không còn là khái niệm xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam. Từ các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng cho đến những sản phẩm công nghệ cao, mọi thứ đều có thể được đặt mua chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh.
Trà đặc sản, cảm xúc riêng: Khi Phê La lắng nghe từng “Đồng Chill”
Phê La không chỉ là một thương hiệu trà, mà là hành trình khám phá và nâng tầm nông sản Việt. Với sự kết hợp giữa trà đặc sản và trải nghiệm cá nhân hóa, Phê La mang đến những tách trà đậm chất bản địa, lắng nghe từng cảm xúc, tạo nên một không gian thưởng thức đầy khác biệt.

Tin mới

Mở đợt cao điểm chống buôn lậu thuốc, hàng giả trong lĩnh vực y tế
Bộ Y tế vừa có công văn số 3005/BYT-QLD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai Công điện số 65/CĐ-TTg ngày 15/5/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc mở đợt cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.