0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 09/06/2025 14:37 (GMT+7)

Vũng Tàu và viễn cảnh trở thành đô thị biển động lực phía Nam

Theo dõi KT&TD trên

Tọa lạc phía Đông Nam của TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành mắt xích quan trọng trong trục phát triển xuyên quốc gia - từ Tây Nam Bộ, TP.HCM, Đồng Nai, Bình Thuận đến các nước ASEAN qua hệ thống cảng biển và hành lang kinh tế ven biển.

Liên kết với TP.HCM và Bình Dương là bước đi mang tính chiến lược đưa Bà Rịa - Vũng Tàu bước vào hệ sinh thái đô thị năng động và bền vững bậc nhất Đông Nam Bộ, thậm chí là Đông Nam Á và châu lục.

Siêu đô thị xứng tầm cạnh tranh châu lục

TP.HCM mới (sau hợp nhất) sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/9, với quy mô dân số hơn 13,7 triệu người và diện tích 6.772,65 km².

Sự hội tụ của bộ ba này không đơn thuần là sáp nhập hành chính, mà là bước chuyển mạnh về cấu trúc phát triển vùng, được dẫn dắt bởi một nền tảng hạ tầng đồng bộ, lan tỏa động lực phát triển theo mọi hướng.

Vũng Tàu và viễn cảnh trở thành đô thị biển động lực phía Nam- Ảnh 1.

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (Ảnh: Nam Anh).

Mạng lưới cao tốc như TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, Biên Hòa - Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành, Mỹ Phước - Tân Vạn - Nhơn Trạch, cùng các tuyến quốc lộ 1A, 13, 51 và các vành đai 2, 3, 4 tạo nên hệ thống kết nối chặt chẽ giữa ba địa phương.

Trên trục biển chiến lược của vùng Đông Nam Bộ, cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải đang giữ vai trò trung tâm, kết nối trực tiếp với hành lang kinh tế Mộc Bài - TP.HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu và xa hơn là trục hành lang kinh tế xuyên Á.

C:\Users\quocna\Desktop\KHTT Điểm đến Vũng Tàu\Phát hành bài 1 - hạ tầng\san-bay-Long-Thanh-2 - NGUON ATAD.jpeg

Sân bay Long Thành (Ảnh: ATAD).

Trên không, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành tạo thành cặp "song cảng" chiến lược, vừa san sẻ áp lực khai thác, vừa mở rộng khả năng kết nối quốc tế. Bổ trợ cho trục này là kế hoạch mở rộng sân bay Côn Đảo, kết nối tới các địa bàn vệ tinh, gia tăng khả năng tiếp cận du lịch và kinh tế biển.

Tất cả đang vận hành như những bánh răng ăn khớp trong một cấu trúc phát triển mới. Tiến tới xây dựng TP.HCM thành Trung tâm Tài chính quốc tế, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, logistics, hợp tác, cạnh tranh với các siêu đô thị ở châu Á.

Vũng Tàu - cực tăng trưởng gắn với du lịch biển

Trong tiến trình tái cấu trúc không gian phát triển vùng Đông Nam Bộ, Vũng Tàu không còn là điểm đến cuối tuần, mà được định vị trở thành cực tăng trưởng toàn diện về du lịch, giải trí, kinh tế biển và công nghệ cao của TP.HCM mở rộng - một đô thị biển chiến lược đóng vai trò đầu tàu phía Đông Nam của vùng.

Vũng Tàu và viễn cảnh trở thành đô thị biển động lực phía Nam- Ảnh 3.

Vũng Tàu cần khai phá tiềm năng du lịch biển.

Điểm nhấn lớn nhất về năng lực cạnh tranh của địa phương nằm ở cụm cảng nước sâu Cái Mép - Thị Vải - một trong 19 cảng trên thế giới có thể đón tàu trọng tải trên 200.000 DWT.

Trong bối cảnh khu vực Đông Nam Á đang cạnh tranh để giành lại dòng chảy logistics toàn cầu, cụm cảng này khi liên thông cùng cảng quốc tế Cần Giờ sắp xây dựng, có thể tạo thành hệ thống cảng biển quốc tế mới đủ sức cạnh tranh trực tiếp với cảng Singapore, đặc biệt nếu kênh đào Kra của Thái Lan được triển khai.

Bên cạnh vai trò trung chuyển hàng hóa, từ chỗ từng được xem là đô thị du lịch vùng ven, Vũng Tàu giờ đây đang đứng trước cơ hội nâng tầm trở thành đô thị biển chủ lực trong chiến lược phát triển quốc gia.

Khi các tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, Vành đai 3, Long Thành - Bến Lức, sân bay quốc tế Long Thành công suất phục vụ 100 triệu lượt hành khách mỗi năm hoàn thiện, du khách từ TP.HCM, Bình Dương hay Đồng Nai có thể tiếp cận Vũng Tàu dễ dàng.

Cú hích hạ tầng và cơ hội "vàng mười" cho đầu tư địa ốc

Theo KTS Trần Ngọc Chính, sự kết hợp giữa trung du Bình Dương, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu và đô thị lõi TP.HCM - nơi có cả Cần Giờ với hệ sinh thái rừng ngập mặn - tạo nên tổng thể phát triển đa dạng và cân bằng. TP.HCM mở rộng sẽ có quỹ đất lớn, đủ điều kiện phát triển công nghiệp công nghệ cao, đô thị hiện đại, du lịch nghỉ dưỡng và đặc biệt là kinh tế biển.

"Nếu nói về Vũng Tàu, tôi cho rằng đây là một địa phương rất đặc biệt, hiếm có ở Việt Nam. Vũng Tàu nằm trên một bán đảo với ba mặt giáp biển, sở hữu địa hình độc đáo với núi Lớn, núi Nhỏ, bãi Trước, bãi Sau…

Tôi tin rằng tiềm năng phát triển bất động sản, đặc biệt là bất động sản du lịch ở khu vực Vũng Tàu - TP.HCM là rất lớn", KTS Trần Ngọc Chính, nhận định.

Vũng Tàu và viễn cảnh trở thành đô thị biển động lực phía Nam- Ảnh 4.

"Thành phố trắng" Blanca City tại Bãi Sau là dự án đô thị du lịch động lực cho Vũng Tàu.

Thành phố này hoàn toàn có thể trở thành một điểm đến toàn cầu - nơi quy tụ chuỗi khách sạn quốc tế, khu nghỉ dưỡng cao cấp, đô thị thông minh ven biển và khu công nghệ cao chuyên về kinh tế biển, năng lượng tái tạo, logistics và du lịch.

Bức tranh kinh tế địa phương cũng đang phản ánh rõ kỳ vọng ấy, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2025, tỉnh đã thu hút 73 dự án đầu tư mới với tổng vốn gần 100.000 tỷ đồng, trong đó vốn FDI đạt hơn 4 tỷ USD.

Nổi bật trong dòng vốn đổ về, nhiều dự án đã nhanh chóng khởi công như dự án Blanca City với quy mô 96,6ha và tổng vốn đầu tư gần 37.000 tỷ đồng. Tọa lạc trên trục đại lộ 3 Tháng 2, ngay bên Bãi Sau - bãi biển đẹp và sầm uất nhất thành phố, Blanca City được phát triển theo mô hình "all-in-one" với ba trụ cột: sống - nghỉ dưỡng - giải trí.

Kiến trúc lấy cảm hứng câu chuyện văn hóa giao thoa Đông - Tây, diện mạo Blanca City được ví như "thành phố trắng bên đại dương", gồm những ngôi nhà trắng tinh khôi bên bờ biển. Điểm nhấn đặc biệt của dự án là tổ hợp công viên nước Sun World Vũng Tàu, quy mô gần 15 ha.

Vũng Tàu và viễn cảnh trở thành đô thị biển động lực phía Nam- Ảnh 5.

Công viên nước Sun World quy mô 20 trò chơi sẽ xuất hiện tại Vũng Tàu.

Sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư vào Vũng Tàu không chỉ phản ánh niềm tin của các nhà phát triển bất động sản lớn, mà còn cho thấy một thực tế: thị trường này đang bước vào giai đoạn tái định vị mạnh mẽ cả về vị thế, giá trị và tốc độ phát triển.

Trong bối cảnh quỹ đất tại TP.HCM ngày càng khan hiếm, mặt bằng giá tại các đô thị vệ tinh như Thủ Đức đã tăng cao, Vũng Tàu thành "vùng trũng" hấp dẫn tiếp theo nơi giá trị còn thấp hơn tiềm năng thật sự rất nhiều.

Khi đô thị biển không còn "xa" về hạ tầng và "gãy" về kết nối vùng, thị trường bất động sản được dự báo sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng dài hạn với sự tham gia đa dạng từ khách mua ở thực, mua kinh doanh du lịch, đến nhà đầu tư cá nhân, quỹ đầu tư.

Bạn đang đọc bài viết Vũng Tàu và viễn cảnh trở thành đô thị biển động lực phía Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Báo chí & kinh tế tư nhân: Góc nhìn từ Nghị quyết 68
Theo Nghị quyết số 68-NQ/TW, vai trò của Báo chí không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin mà còn là động lực quan trọng định hướng dư luận, tạo niềm tin và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp, góp phần đưa nền kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ.

Tin mới

Hà Nội: Thu giữ hàng nghìn sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm nhập lậu tại phố Bạch Mai
Lực lượng chức năng thành phố Hà Nội vừa kiểm tra và thu giữ hàng nghìn sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, thực phẩm dành cho trẻ em mang các nhãn hiệu nổi tiếng như Altapharma, Hipp, Aptamil, Alete, Nivea… không rõ xuất xứ, được ẩn giấu tinh vi tại số 60 - 62 phố Bạch Mai ( Hai Bà Trưng).
Thái Bình: Khởi tố 02 đối tượng “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”
Ngày 12/6/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình (PC03) ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Mai (sinh năm 1994, trú tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) để điều tra làm rõ hành vi “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” theo Điều 193, Bộ luật hình sự
Chủ xe chọn VF 7 vì hơn hẳn về trang bị và vận hành
Không chỉ gây ấn tượng với thiết kế thể thao, sang trọng, công nghệ vượt trội và khả năng vận hành mạnh mẽ, VF 7 còn chinh phục người dùng nhờ chi phí sở hữu siêu tiết kiệm. Với loạt ưu đãi lên tới hàng trăm triệu đồng, mẫu C-SUV điện của VinFast đang trở thành lựa chọn đáng giá vượt tầm phân khúc.
CTCP Thiết bị Xăng dầu Petrolimex và CTCP Thủy điện Hủa Na bán đấu giá hơn 11 triệu cổ phiếu
Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, ngày 2-3/7 tới, HNX sẽ tổ chức hai phiên đấu giá bán cổ phần của hai công ty là CTCP Thiết bị Xăng dầu Petrolimex do Công ty TNHH MTV - Tổng Công ty Xây lắp và TM Petrolimex sở hữu và CTCP Thủy điện Hủa Na do Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam - CTCP sở hữu
“Lá chắn” công nghệ trong cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái
Trong bối cảnh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hoành hành trên mọi mặt trận, từ chợ truyền thống đến sàn thương mại điện tử, từ mặt hàng thiết yếu đến thực phẩm chức năng cao cấp, việc tăng cường ứng dụng công nghệ số được xem là “lá chắn” hiệu quả, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Tỷ giá USD hôm nay (14/6): Đồng USD tăng giá
Tỷ giá USD hôm nay (14/6): Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,22%, hiện ở mức 98,14.