0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 17/09/2024 06:24 (GMT+7)

Đồng Nai: Vì sao việc bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm tiến độ?

Theo dõi KT&TD trên

Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua tỉnh Đồng Nai dài hơn 34km. Để thực hiện dự án này, Đồng Nai buộc phải thu hồi khoảng 290ha đất của hơn 3.700 hộ dân.

Việc giải phóng mặt bằng hiện nay đang bị chậm tiến độ, nguyên nhân chính là do những vướng mắc trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

Đồng Nai: Vì sao việc bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm tiến độ?
Việc bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm kéo theo việc thi công chậm tại đoạn qua tỉnh Đồng Nai. (Ảnh: Nguyễn Đức)

Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đi qua 2 tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Đến nay, về phía tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì tuyến cao tốc này đã thành hình, vì đã đủ mặt bằng nên các nhà thầu thi công rất “thần tốc”.

Nhưng về phía tỉnh Đồng Nai chỉ mới giải phóng được vài đoạn mặt bằng và rất loang lổ. Hiện tại, tiến độ thi công các hạng mục trên toàn tuyến cao tốc đoạn qua Đồng Nai rất chậm do thiếu mặt bằng, kéo theo nguy cơ chậm tiến độ chung.

Tại dự án thành phần 1 cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua huyện Long Thành, giữa tháng 9/2024, một đơn vị thi công tại đây cho biết, nguyên nhân thi công chậm là do cơ quan chức năng gặp nhiều vướng mắc trong công tác đền bù giải tỏa, dẫn đến thiếu mặt bằng, đất đắp. Đơn vị thi công buộc phải làm cầm chừng, điều này đồng nghĩa với việc nhà thầu bị lãng phí nhân lực và tăng thêm nhiều chi phí.

Về công tác mặt bằng tại thành phố Biên Hòa, vừa qua, Đoàn kiểm tra của Thường trực Thành ủy Biên Hòa do Bí thư Thành ủy Hồ Văn Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra tiến độ thực hiện Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (đoạn qua thành phố Biên Hòa) cho rằng, các đơn vị thi công cũng cần chấn chỉnh lại trách nhiệm.

Theo đó, kiểm tra tại phường Tam Phước, Đoàn kiểm tra cho rằng công tác giải phóng mặt bằng tại đây hiện đạt hơn 46% là chậm tiến độ vì nhiều nguyên nhân.

Đến thời điểm hiện tại, nhà thầu vẫn gần như chưa triển khai thi công. Trả lời vấn đề này, đơn vị thi công cho rằng trên thực tế mặt bằng được giải tỏa theo kiểu “da beo” nên chưa thể huy động nhân lực, máy móc để thi công.

Trước đó, theo cam kết với Chính phủ, tỉnh Đồng Nai phải hoàn thành 100% công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trước ngày 30/6/2024. Tuy nhiên, tiến độ thực hiện chậm, đặc biệt là tại địa bàn 2 phường Phuớc Tân và Tam Phước (thành phố Biên Hòa). Đến nay, tỉnh Đồng Nai đã phát động 3 lần chiến dịch “30 ngày đêm để đẩy nhanh giải phóng mặt bằng đối với các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh”, trong đó tập trung dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Đồng Nai đã điều động cán bộ từ các Sở, ngành của tỉnh về hỗ trợ huyện Long Thành và thành phố Biên Hòa trong công tác giải phóng mặt bằng nhưng vẫn chưa đáp ứng được tiến độ, kể cả khi đã gia hạn sau đó (tháng 7/2024).

Hiện tại, dự án thành phần 1 đoạn qua thành Biên Hòa và huyện Long Thành mới bàn giao được tổng cộng khoảng 1/4 tổng cộng mặt bằng, dự án thành phần 2 qua huyện Long Thành “khá hơn” nhưng cũng chỉ mới bàn giao được khoảng hơn 1/2 tổng cộng mặt bằng.

Theo chủ đầu tư dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, do diện tích đất bàn giao ít, lại không liền khoảnh, thậm chí có những đoạn chỉ dài 100m, nên máy móc, thiết bị của nhà thầu không thể vào thi công được.

Còn theo Ban Quản lý dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư tỉnh Đồng Nai, vướng mắc của đoạn dự án qua Biên Hòa chủ yếu là do những vấn đề còn tồn tại ở phường Phước Tân. Hiện tại ở phường này, việc giải tỏa, bồi thường, xác định chủ sử dụng nhà ở, thời điểm xây dựng, tạo lập tài sản… để làm thủ tục bồi thường, giải tỏa mặt bằng đang gặp nhiều khó khăn và mất rất nhiều thời gian.

Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho rằng, tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu rất chậm, tỉnh này đã 2 lần “lỡ hẹn” bàn giao mặt bằng theo cam kết với Chính phủ. Hiện tỉnh Đồng Nai đang tập trung ưu tiên, cố gắng hết sức để giao mặt bằng 2 dự án thành phần trong tháng 9/2024.

Tỉnh Đồng Nai cũng đang tích cực chỉ đạo thành phố Biên Hòa, huyện Long Thành đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tái định cư cho người dân, đồng thời hướng dẫn các địa phương triển khai công tác di dời hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ thi công dự án cao tốc.

Nhằm đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng cung cấp cho đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, UBND tỉnh Đồng Nai mới đây vừa có kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường cho tỉnh này cơ chế đặc thù, khai thác hạ cốt nền tại khu vực không phải là địa điểm quy hoạch mỏ khoáng sản, sau khi khai thác người dân tiếp tục sử dụng đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo hồ sơ, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng chiều dài 53,7km đi qua hai tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, đoạn đi qua Đồng Nai dài 34,2km, đoạn qua Bà Rịa - Vũng Tàu dài gần 20km.

Đến nay, đoạn qua tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bàn giao mặt bằng 100%, mặt đường cao tốc nhiều nơi cơ bản đã thành hình; trong khi đó đoạn qua Đồng Nai với 2 dự án thành phần, mặt bằng mới giao được khoảng 2/3 nhưng “loang lổ” “da beo”, tốc độ thực hiện dự án bị đánh giá là quá chậm.

Là tuyến cao tốc quan trọng được áp dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết của Quốc hội, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng mức đầu tư hơn 17.700 tỷ đồng, dự kiến thực hiện xong trong năm 2025 và đưa vào khai thác đồng bộ toàn tuyến vào năm 2026. Tuy nhiên, sau 1 năm khởi công, các dự án thành phần (thành phần 1 ở Bà Rịa - Vũng Tàu; thành phần 2 và 3 ở Đồng Nai) có sự chênh lệch về tiến độ thi công rất lớn, nhiều khả năng nhãn tiền dẫn đến nguy cơ chậm tiến độ chung.

Bạn đang đọc bài viết Đồng Nai: Vì sao việc bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu bị chậm tiến độ?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.
Khám phá lễ hội chè Việt Nam: Nét đẹp văn hóa từ những đồi xanh
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những đồi chè bát ngát mà còn thu hút du khách bởi các lễ hội chè mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh người trồng chè mà còn góp phần quảng bá hình ảnh chè Việt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đối với CTCP In Hospitality (Công ty)
Ngày 18/11/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 377/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần In Hospitality (Địa chỉ trụ sở chính: 194 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh), cụ thể như sau:
Cơn sốt trà đặc sản khuấy đảo giới trẻ
Thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một xu hướng mới: trà đặc sản. Không còn là những ly trà sữa béo ngậy, giới trẻ đang dần chuyển sang ưa chuộng những ly trà nguyên bản, đậm vị, được chế biến từ những dòng trà cao cấp của Việt Nam.