0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 21/10/2024 14:42 (GMT+7)

Việt Nam có đủ điều kiện để làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Theo dõi KT&TD trên

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một trong những dự án quan trọng được nhiều người kỳ vọng. Với chiều dài hơn 1.500 km, tuyến đường sắt này không chỉ giúp cải thiện hệ thống giao thông vận tải mà còn cung cấp phát triển kinh tế, kết nối các khu vực và giảm tải áp lực cho hệ thống đường bộ.

Theo thông tin tại kỳ họp 8, Quốc hội khóa XV khai mạc từ sáng 21/10, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế Phan Đức Hiếu cho hay, hồ sơ dự án trình Quốc hội vừa được Chính phủ trình sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 19/10. Ủy ban Kinh tế sẽ phối hợp với các cơ quan của Quốc hội thẩm tra kỹ lưỡng nội dung này.

Việt Nam có đủ điều kiện để làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.  
Việt Nam có đủ điều kiện để làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Theo tờ trình do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền của Thủ tướng ký trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, dự án có điểm đầu tại TP.Hà Nội (ga Ngọc Hồi), điểm cuối tại TP.HCM (ga Thủ Thiêm).

Tổng chiều dài tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khoảng 1.541km, dự kiến khoảng 60% là cầu, 10% là hầm và 30% nền đất.

Chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là yêu cầu khách quan, lựa chọn mang tính chất chiến lược để phát triển hạ tầng đất nước.

Đồng thời tạo ra không gian phát triển mới, giá trị gia tăng của đất, đi lại thuận lợi cho người dân, cạnh tranh hàng hóa...

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, trước đây chúng ta còn khó khăn, GDP bình quân đầu người mới hơn 1.000 USD, GDP hơn 100 tỉ USD nên chưa thực hiện được việc đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Đến nay GDP của Việt Nam đã gấp 3-4 lần và có dư địa để thực hiện đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Được biết, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM.

Ảnh minh hoạ.  
Ảnh minh hoạ.

Về quy mô đầu tư, dự án sẽ xây dựng mới tuyến đường sắt đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; xây dựng 23 ga khách, 5 ga hàng; đường sắt tốc độ cao vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Trong quá trình vận hành khai thác, trên cơ sở đề xuất của các địa phương, Thủ tướng sẽ quyết định đầu tư bổ sung một số vị trí nhà ga tại các đô thị có nhu cầu vận tải lớn.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam khoảng 10.827ha, trong đó đất trồng lúa khoảng 3.655ha (trong đó đất lúa nước từ hai vụ trở lên 3.102ha); đất lâm nghiệp khoảng 2.567ha; các loại đất khác theo quy định của pháp luật về đất đai khoảng 4.605ha. Số dân cần tái định cư khoảng 120.836 người.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án hơn 1,713 triệu tỷ đồng (tương đương 67,34 tỷ USD, suất đầu tư dự án khoảng 43,7 triệu USD/km. Trong đó ước tính chi phí bồi thường, tái định cư khoảng 5,9 tỷ USD; chi phí xây dựng khoảng 33,25 tỷ USD; chi phí thiết bị khoảng 11,03 tỷ USD; chi phí quản lý dự án khoảng 0,8 tỷ USD); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng khoảng 3,61 tỷ USD; chi phí khác khoảng 0,9 tỷ USD; chi phí dự phòng (gồm lãi vay) khoảng 11,85 tỷ USD.

Theo đề xuất của Chính phủ, dự án được đầu tư công với nguồn vốn từ ngân sách trung ương bố trí theo các kỳ trung hạn, vốn góp của địa phương, vốn huy động có chi phí thấp và ít ràng buộc…

Trong quá trình xây dựng và vận hành sẽ kêu gọi doanh nghiệp tham gia đầu tư các khu dịch vụ, thương mại tại các ga; đầu tư thêm phương tiện khi có nhu cầu.

Chính phủ đề xuất thực hiện lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án trong năm 2025-2026; khởi công cuối năm 2027 và phấn đấu cơ bản hoàn thành tuyến trong năm 2035.

Về tổ chức khai thác đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Chính phủ đề xuất trong điều kiện bình thường tổ chức khai thác chủ yếu vận chuyển hành khách (tàu chỉ dừng ở một số ga chính; tàu dừng đan xen ở tất cả các ga...).

Trường hợp có nhu cầu vận tải hàng hóa, hoặc xuất hiện tình huống khẩn cấp sẽ điều chỉnh biểu đồ chạy tàu cho phù hợp.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam có đủ điều kiện để làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.
Khám phá lễ hội chè Việt Nam: Nét đẹp văn hóa từ những đồi xanh
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những đồi chè bát ngát mà còn thu hút du khách bởi các lễ hội chè mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh người trồng chè mà còn góp phần quảng bá hình ảnh chè Việt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đối với CTCP In Hospitality (Công ty)
Ngày 18/11/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 377/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần In Hospitality (Địa chỉ trụ sở chính: 194 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh), cụ thể như sau: