0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 20/07/2023 09:06 (GMT+7)

Vì sao tình trạng doanh nghiệp mới niêm yết trên sàn chứng khoán đang ở mức “đếm trên đầu ngón tay”?

Theo dõi KT&TD trên

Trong bối cảnh đó, thực tế sau 6 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp mới niêm yết, đăng ký giao dịch trên sàn rất hạn chế chỉ với một vài doanh nghiệp, ông Phan Quốc Huỳnh, Phó Chủ tịch Thường trực VASB, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SBS cho biết, cần “bốc thuốc” cho trúng, cho đúng.

Vì sao tình trạng doanh nghiệp mới niêm yết trên sàn chứng khoán đang ở mức “đếm trên đầu ngón tay”?

Ông Phan Quốc Huỳnh, Phó Chủ tịch Thường trực VASB phát biểu tại Tọa đàm.

Sáng 19/7, Tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp lên sàn chứng khoán” do Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam tổ chức với sự tham gia của các đại diện Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam - VASB, Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam - VSD, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội - HNX, các công ty chứng khoán, kiểm toán... cùng cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước..

Phát biểu và chia sẻ ý kiến tại Tọa đàm, ông Phan Quốc Huỳnh, Phó Chủ tịch Thường trực VASB, Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán SBS cho biết, đây chính là cơ hội để chúng ta nhìn lại giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian qua, một giai đoạn thăng trầm với nhiều cung bậc cảm xúc.

Từ năm 2021 đến nay, tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng biến động dữ dội với nhiều sự kiện lớn nảy sinh, gây tác động đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Bức tranh thị trường bộc lộ nhiều mảng sáng, tối đan xen, tuy nhiên, ông Huỳnh cho rằng mảng tối dường như đang chiếm ưu thế.

Trong bối cảnh đó, thực tế sau 6 tháng đầu năm, số lượng doanh nghiệp mới niêm yết, đăng ký giao dịch trên sàn chỉ “đếm trên đầu ngón tay”, rất hạn chế chỉ với một vài doanh nghiệp. Theo ông Huỳnh, nguyên nhân sâu xa đến từ cả sự chủ quan, lẫn khách quan. Từ đó, ông Huỳnh cho biết, việc “bốc thuốc” thế nào cho đúng, cho trúng chính là vấn đề mà buổi tọa đàm hướng đến.

Chia sẻ về nguyên nhân số lượng doanh nghiệp mới niêm yết trên sàn giao dịch rất hạn chế, ông Phan Quốc Huỳnh cho rằng trong 3 năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam đã và đang đối diện với nhiều thách thức, từ dịch bệnh cho đến chiến tranh, suy thoái toàn cầu. Thị trường chứng khoán hay bất cứ thị trường nào cũng sẽ vận hành theo đúng quy luật của nó, nếu muốn phát triển một cách lâu dài, bền vững, thì sự “thanh lọc” là khó tránh khỏi.

Vì sao tình trạng doanh nghiệp mới niêm yết trên sàn chứng khoán đang ở mức “đếm trên đầu ngón tay”?
Ông Phan Quốc Huỳnh, Phó Chủ tịch Thường trực VASB điều hành phiên thảo luận tại Tọa đàm.

“Bên cạnh đó, với một thị trường chứng khoán non trẻ hơn 20 năm tuổi, chúng ta phải chấp nhận có những bước đi “chập chững” trước khi hoàn thiện bản thân, tìm đến sự bứt phá dài hơi... Bản thân tôi, là một người theo dõi và tham gia thị trường chứng khoán từ nhiều năm trước. Tôi quan niệm thị trường chứng khoán là chợ, có người mua và có người bán, cũng có người tử tế lẫn người không tử tế”, ông Phan Quốc Huỳnh nhận định.

Sau thời gian Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Bộ Tài chính đã có những hành động cụ thể trong việc thực hiện quyết liệt các biện pháp thúc đẩy sự minh bạch, lành mạnh của thị trường chứng khoán, ông Huỳnh cho rằng đây thực sự là kênh huy động vốn hiệu quả, là nơi để doanh nghiệp gọi vốn và phát triển lâu dài, bền vững. Ngoài ra, các sự kiện “thanh lọc” có thể sẽ tiếp diễn, tuy nhiên ông Huỳnh nhận định chúng ta sẵn sàng chấp nhận quá trình phẫu thuật để sàng lọc, tinh chỉnh thị trường chứng khoán Việt Nam.

Hiện nay, thanh khoản thị trường chứng khoán còn thấp và đây là hệ quả sau thời kỳ dịch bệnh, suy thoái thẩm thấp vào nền kinh tế. Ngoài ra, Việt Nam là nền kinh tế hội nhập rất sâu, rộng với nền kinh tế thế giới, vì vậy khi các quốc gia lớn như Anh, Mỹ... xảy ra tình trạng lạm phát lên đến 10% thì Việt Nam cũng không thể đứng ngoài vòng xoáy.

Tuy nhiên, trước những nỗ lực của Chính phủ, thời gian vừa qua, nhờ các chính sách tài khóa kịp thời, hiệu quả nên chúng ta đã cơ bản kiểm soát được lạm phát, tỷ giá hối đoái duy trì ở mức cân bằng.

Vì sao tình trạng doanh nghiệp mới niêm yết trên sàn chứng khoán đang ở mức “đếm trên đầu ngón tay”?
Số doanh nghiệp lên sàn trong thời gian qua còn rất hạn chế (ảnh minh họa).

Chính phủ, Nhà nước cũng thực hiện các biện pháp miễn giảm thuế, phí, bao gồm cả thuế VAT và thực hiện nhiều đợt giảm lãi suất để hỗ trợ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, tạo nên sự tích cực trên thị trường chứng khoán. Nhờ đó, thị trường đang ngày càng hồi phục mạnh mẽ, thanh khoản có phiên lên đến 19.000 tỷ đồng, phản ánh niềm tin của giới đầu tư đang quay trở lại. VN-Index từ vùng thấp chỉ 900 điểm, nay đã vượt qua ngưỡng 1.100 điểm và đang hướng đến mốc 1.200 điểm trong tương lai gần.

Hiện nay, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các Sở giao dịch đang tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp thuận lợi lên sàn, tạo điều kiện phát triển cho cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư, hướng đến lợi ích chung nhằm thúc đẩy doanh nghiệp đại chúng hóa, niêm yết và đăng ký giao dịch trên thị trường. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán đang chủ động xuống từng địa phương để trao đổi, hướng dẫn doanh nghiệp lên sàn, thay vì ngồi một chỗ và chờ doanh nghiệp đến để chọn lọc, điều này thể hiện sự quan tâm dành cho kênh dẫn vốn quan trọng hàng đầu hiện nay.

Tuy nhiên, sự trầm lắng về số lượng “tân binh” có nhiều nguyên nhân, trong đó ông Huỳnh cho biết đơn cử bản thân doanh nghiệp đang chật vật đối phó với những khó khăn về tài chính để tồn tại.

Bên cạnh đó, các điều kiện lên sàn đang được kiểm soát chặt chẽ hơn, đòi hỏi chất lượng của doanh nghiệp phải thuộc dạng tốt, với báo cáo tài chính sạch sẽ, có lợi nhuận tối thiểu 1-2 năm. Chung quy, nội tại sức khỏe của doanh nghiệp là nguyên nhân chính khiến tình trạng doanh nghiệp niêm yết trên sàn đang ở mức hạn chế như hiện nay.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao tình trạng doanh nghiệp mới niêm yết trên sàn chứng khoán đang ở mức “đếm trên đầu ngón tay”?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.
Ứng phó khi tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao
Tỷ giá USD/VND liên tục tăng cao và thiết lập kỷ lục mới. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và cơ quan quản lý cần làm gì để ứng phó với biến động của tỷ giá.

Tin mới

Kim Oanh Group lần thứ hai được vinh danh TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, Kim Oanh Group tiếp tục được xướng tên trong TOP 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Đây là lần thứ 2 liên tiếp Kim Oanh Group được Anphabe – đơn vị tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc – trao tặng giải thưởng quan trọng này.
Những loại đồ uống giúp tăng cường miễn dịch khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là thời điểm mà hệ miễn dịch của cơ thể thường suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như cảm cúm, viêm họng và mệt mỏi. Để bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này, việc bổ sung các loại đồ uống tăng cường miễn dịch là rất quan trọng.
Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...