0922 281 189 [email protected]
Thứ bảy, 01/07/2023 07:33 (GMT+7)

Vi phạm hàng loạt nội dung công bố thông tin, Angimex (AGM) bị phạt hơn 267 triệu đồng

Theo dõi KT&TD trên

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex; mã chứng khoán: AGM) do nhiều lỗi vi phạm.

Theo quyết định số 524/QĐ-XPHC ngày 28/6, Angimex bị phạt 92,5 triệu đồng do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật. UBCKNN cho biết công ty không công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN và trang thông tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh các tài liệu: Báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên năm 2022).

UBCKNN phạt Angimex 25 triệu đồng với lỗi vi phạm không đưa nội dung thù lao của từng thành viên Hội đồng quản trị, tiền lương của Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý khác thành mục riêng trong Báo cáo tài chính hàng năm của công ty (Công ty không đưa nội dung thù lao của từng thành viên Hội đồng quản trị, tiền lương của Tổng giám đốc (Giám đốc) và người quản lý khác thành mục riêng trong Báo cáo tài chính năm 2021.

Angimex AGM bị phạt 2675 triệu đồng do vi phạm nhiều lỗi công bố thông tin

Ngoài ra, Angimex còn bị phạt 150 triệu đồng đối với hành vi báo cáo có nội dung sai lệch. Cụ thể, sai lệch số liệu lợi nhuận sau thuế giữa Báo cáo tài chính quý 2/2022 và Báo cáo tài chính bán niên năm 2022 đã được soát xét).

Về biện pháp khắc phục hậu quả, UBCKNN yêu cầu Angimex báo cáo thông tin chính xác (đối với số liệu sai lệch trên Báo cáo tài chính Quý 2/2022) quy định tại khoản 4 Điều 43 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 34 Điều 1 Nghị định số 128/2021/NĐ-CP.

Như vậy, tổng số tiền Angimex phải nộp phạt là 267,5 triệu đồng.

Về tình hình kinh doanh, Angimex cho biết trong quý 1 doanh thu tài chính và các khoản lợi nhuận khác của công ty lần lượt giảm 67% và 113%. Doanh thu thuần giảm mạnh 84%, lợi nhuận gộp đạt 8,8 tỷ đồng, giảm 89% so với 80 tỷ đồng trong cùng kỳ năm 2022. Kết quả, Angimex báo lỗ sau thuế gần 18 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi gần 10 tỷ đồng.

Tại ngày 31/3/2023, hệ số nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu của Angimex là 3,4 lần (theo BCTC hợp nhất quý I/2023). Đây là con số ở mức cao so với mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất.

Angimex lên kế hoạch thanh lý tài sản với mục tiêu thanh toán dần các khoản nợ để từng bước vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, bao gồm: vốn góp của Angimex, kho đã dừng hoạt động (không còn máy móc, thiết bị), nhà máy đang hoạt động, quyền sử dụng đất tại TP. Hồ Chí Minh và An Giang. Tổng giá trị tài sản trong sổ sách tại ngày 31/5/2023 là hơn 636,9 tỷ đồng.

Trung Anh

Bạn đang đọc bài viết Vi phạm hàng loạt nội dung công bố thông tin, Angimex (AGM) bị phạt hơn 267 triệu đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tư nhân Việt: Sẵn sàng vươn ra biển lớn
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động không ngừng, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. "Vươn ra biển lớn" không còn là khẩu hiệu xa vời, mà đã trở thành hành trình thực tế của nhiều doanh nghiệp Việt.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.