0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 31/05/2023 07:41 (GMT+7)

Trong tháng 5/2023 Hà Nội có hơn 3.000 doanh nghiệp được thành lập mới

Theo dõi KT&TD trên

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, trong tháng 5, TP Hà Nội có hơn 3.020 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022; vốn đăng ký mới đạt 36,6 nghìn tỷ đồng, tăng 44%.

Hà Nội có hơn 3.000 doanh nghiệp được thành lập mới trong tháng 5/2023. Ảnh minh họa
Hà Nội có hơn 3.000 doanh nghiệp được thành lập mới trong tháng 5/2023. Ảnh minh họa

Theo đó, trong tháng 5, TP Hà Nội có hơn 3.020 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022; vốn đăng ký mới đạt 36,6 nghìn tỷ đồng, tăng 44%.

Cũng trong tháng 5, có 277 doanh nghiệp giải thể, giảm 17%; 1.129 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 37%; 585 doanh nghiệp trở lại hoạt động, tăng 1%.

Tính chung trong 5 tháng, Hà Nội có hơn 13.000 doanh nghiệp thành lập mới, với số vốn đăng ký 125.900 tỷ đồng, tăng 8% về số doanh nghiệp nhưng giảm 17% vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, trong 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của Hà Nội tăng 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,7%; sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 8,3%.

Một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá so với cùng kỳ như: sản xuất đồ uống tăng 23,9%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 21,5%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 21,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại tăng 10,1%; sản xuất thuốc lá tăng 6,7%.

Tuy nhiên, một số ngành giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như: sản xuất máy móc, thiết bị giảm 30,8%; in, sao chụp bản ghi giảm 11,7%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan giảm 6,8%; dệt giảm 5%; sản xuất trang phục giảm 4,9%.

Lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp thời điểm cuối tháng Năm tăng 0,1% so với tháng trước và giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước.

Toàn thành phố trong 5 tháng đầu năm 2023 đã thu hút 1.864 triệu USD vốn FDI; trong đó đăng ký cấp mới 146 dự án với số vốn đạt 48 triệu USD; 71 dự án bổ sung tăng vốn đầu tư với 200 triệu USD; 141 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đạt 1.616 triệu USD; trong đó 1 lượt giao dịch của nhà đầu tư Nhật Bản Sumitomo mua cổ phiếu của VPBank trên sàn giao dịch chứng khoán với giá trị giao dịch đạt 1.500 triệu USD.

Thành phố cũng có 1.500 doanh nghiệp giải thể; 12.600 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động.

Để tăng cường khả năng cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp; thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất xanh sạch, bền vững, chế biến hàng xuất khẩu có chất lượng cao, mang lại giá trị gia tăng cao cho hàng hóa xuất khẩu Hà Nội, UBND TP Hà Nội đã có kế hoạch triển khai đề án "Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030".

TP Hà Nội đặt mục tiêu hỗ trợ về thông tin thị trường cho 5.000 lượt doanh nghiệp; hỗ trợ về đào tạo, tư vấn cho 1.000 lượt doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực cung ứng để từng bước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; hỗ trợ 300 lượt doanh nghiệp xây dựng năng lực tham gia thương mại điện tử xuyên biên giới; tổ chức 1.000 lượt kết nối, giao thương với các mạng phân phối nước ngoài; hỗ trợ hơn 500 sản phẩm xuất khẩu trực tiếp vào các mạng phân phối nước ngoài.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Trong tháng 5/2023 Hà Nội có hơn 3.000 doanh nghiệp được thành lập mới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cộng Cà phê: Hành trình từ quán nhỏ đến thương hiệu Quốc tế
Hành trình của Cộng Cà Phê từ một quán nhỏ đến một thương hiệu toàn cầu là một câu chuyện đầy cảm hứng. Với sự khác biệt, sáng tạo và kiên trì, Cộng Cà Phê đã chứng minh rằng ngay cả với vốn điều lệ nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể đạt được những thành công lớn

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Gỡ vướng, thúc đẩy tiến độ Dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 423/TB-VPCP ngày 17/9/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai thực hiện các dự án đường bộ cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) - Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bảo Lộc - Liên Khương theo phương thức đối tác công tư.