0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 16/11/2023 07:22 (GMT+7)

Thủ tướng yêu cầu chủ động triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại miền Trung

Theo dõi KT&TD trên

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành công điện số 1095/CĐ-TTg ngày 15/11/2023 về việc trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại khu vực Trung Bộ.

Công điện do Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký gửi Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Công Thương, Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên.

Công điện nêu: Từ ngày 12 tháng 11 năm 2023 đến nay, tại khu vực Trung Bộ đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây ngập lụt, sạt lở đất, thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của Nhân dân; tại Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa đặc biệt lớn, tổng lượng mưa trong 24 giờ (từ ngày 14 đến 15 tháng 11) khoảng 800 - 900 mm, gây ngập lụt trên diện rộng, nhất là tại thành phố Huế, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy,…

Thủ tướng yêu cầu chủ động triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại miền Trung - Ảnh 1
Công an lội lũ đưa người dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Ảnh: Người lao động.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 15 đến ngày 17/11/2023, tại khu vực Trung Bộ, nhất là Thừa Thiên - Huế còn tiếp tục có mưa to đến rất to; trong bối cảnh những ngày qua đã liên tiếp có mưa lớn kéo dài, hầu hết các hồ chứa cơ bản đã đầy nước, đất bão hòa nước nên nguy cơ cao tiếp tục xảy ra ngập lụt trên diện rộng, đặc biệt là sạt lở đất, lũ quét tại khu vực miền núi, sườn dốc.

Trước tình trạng nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiến cứu nạn, các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tập trung chỉ đạo, chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt của người dân.

Cụ thể, Thủ tướng đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh, thành tập trung chỉ đạo bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân; tiếp tục chỉ đạo, huy động lực lượng tổ chức rà soát, kịp thời phát hiện, chủ động sơ tán, di dời ngay người và phương tiện (bao gồm cả các hộ dân và các cơ quan, đơn vị) ở những khu vực nguy hiểm, không bảo đảm an toàn, đặc biệt là tại khu vực bị ngập sâu, ven sông, suối, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét; căn cứ tình hình cụ thể tại địa phương, quyết định việc cho học sinh nghỉ học để bảo đảm an toàn; chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho giáo viên, học sinh, cơ sở giáo dục tại các khu vực xảy ra ngập lụt...

Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng yêu cầu theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình thiên tai, cảnh báo, dự báo, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho các cơ quan chức năng để phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó mưa lũ.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương theo chức năng quản lý nhà nước được giao phối hợp địa phương chỉ đạo vận hành hiệu quả, bảo đảm an toàn các hồ chứa thủy lợi, thủy điện; chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn đối với sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, hệ thống điện tại khu vực bị ngập lũ.

Lãnh đạo Chính phủ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp địa phương chỉ đạo công tác bảo đảm an toàn cho giáo viên, học sinh, trang thiết bị, dụng cụ và đồ dùng học tập.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo phối hợp với địa phương chỉ đạo bảo đảm an toàn giao thông, kịp thời khắc phục sự cố, bảo đảm giao thông thông suốt, nhất là trên các trục giao thông chính.

Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các Bộ: Quốc phòng, Công an chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ các địa phương triển khai công tác ứng phó mưa lũ.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng yêu cầu chủ động triển khai công tác ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ tại miền Trung. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới
Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi các định hướng phát triển không còn dừng ở việc duy trì ổn định hay “đủ dùng”, mà hướng đến những mục tiêu táo bạo hơn: Tăng trưởng kinh tế hai con số trong một thế giới đầy biến động.
Khởi tố 3 vụ án hình sự về vi phạm an toàn thực phẩm liên quan đến tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh
Ngày 2 và 3/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thành phố (CATP) Hà Nội đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự 4 đối tượng đối với Lê Văn Tươi và Đặng Văn Huy, Nguyễn Viết Chiếm, Dư Đình Hợi.

Tin mới

Khát vọng an cư giữa thị trường đầy biến động
Những năm gần đây, thị trường bất động sản Việt Nam liên tục biến động, tạo nên bức tranh nhiều sắc thái và không ít thách thức. Giữa lãi suất dao động, giá nhà lên xuống, chính sách thay đổi, vẫn luôn hiện hữu một khát vọng bền bỉ của người Việt: khát vọng an cư.
Xuất khẩu nông sản 2025: Mục tiêu 70 tỷ đô la Mỹ và những thách thức từ chất lượng đến thị trường
Nửa đầu năm 2025, nông nghiệp tiếp tục là "trụ đỡ" của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng. Dù kinh tế thế giới còn nhiều biến động, ngành nông, lâm, thủy sản Việt Nam vẫn thắp lên kỳ vọng chinh phục mốc kỷ lục 70 tỷ USD trong năm nay.
Nhà giữa đảo, đảo giữa hoa: Hành trình cảm xúc tại Đảo châu Âu
Giữa miền đất Nghệ An, một hành trình châu Âu lãng mạn đang chờ đợi giới tinh hoa. Đảo châu Âu - phân khu kín đáo, cao cấp nhất tại Eco Central Park sẽ mang đến trải nghiệm sống đậm chất châu Âu với bốn cụm đảo hoa độc đáo, giúp cư dân thưởng thức phong cách sống thanh lịch, lãng mạn, duyên dáng.
Tăng trưởng hai con số trong kỷ nguyên mới
Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển mình quan trọng, khi các định hướng phát triển không còn dừng ở việc duy trì ổn định hay “đủ dùng”, mà hướng đến những mục tiêu táo bạo hơn: Tăng trưởng kinh tế hai con số trong một thế giới đầy biến động.