0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 07/06/2024 11:04 (GMT+7)

Trí tuệ nhân tạo AI thông minh thật, nhưng cũng có thể gây ra khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Theo dõi KT&TD trên

Để vận hành những hệ thống trí tuệ nhân tạo AI đòi hỏi rất nhiều điện năng. Trong bối cảnh thiếu hụt năng lượng như hiện nay thì AI rất có thể gây ra cuộc khủng hoảng về năng lượng trên toàn cầu.

Không thể phủ nhận lợi ích tuyệt vời mà công nghệ trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence) đã đem tới cho con người. Nó đã vượt qua ranh giới về cách vận hành và hoạt động của máy tính để giúp cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn, thuận tiện hơn. Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt bởi bản chất những cỗ máy vẫn không thể so sánh được với bộ não của con người. Nếu cứ phụ thuộc vào AI, môi trường của nhân loại và thế hệ sau này sẽ bị hủy hoại.

Lợi ích tuyệt vời của AI với cuộc sống

Trí tuệ nhân tạo AI thông minh thật, nhưng cũng có thể gây ra khủng hoảng năng lượng toàn cầu - Ảnh 1
Trí tuệ nhân tạo AI đã hỗ trợ rất nhiều cho cuộc sống của con người.

Các mô hình AI được tạo ra từ phân tích dự đoán nên không hề có sai sót hay lỗi. Vì thế, AI có thể tổng hợp thông tin nhanh và chính xác, xử lý mượt mà, giảm thiểu lỗi. Điều này có thể giúp con người thu được kết quả chính xác, hiệu quả, tiết kiệm cả thời gian lẫn nguồn lực.

Với khả năng tự động hóa các tác vụ đơn giản lặp đi lặp lại, AI còn có thể làm việc thay thế cho con người. Nếu như trước kia, doanh nghiệp thường tốn nhân lực và chi phí cho những công việc đơn điệu như nhập liệu, trả lời email, trả lời khách hàng… thì giờ đây nhân sự sẽ chỉ dành thời gian cho những công việc cao cấp hơn, đòi hỏi tới khả năng của con người mà AI không thể thay thế. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn, nâng cao năng suất và tăng doanh thu.

Ngoài ra, AI còn đóng vai trò như một “người đóng thế” thay con người làm những công việc nguy hiểm để giảm thiểu rủi ro. Có thể thấy, AI được áp dụng trong các robot khai thác than, thăm dò biển hay cứu hộ thiên tai… Con người sẽ không còn gặp nguy hiểm khi làm những công việc như vậy nữa.

AI gây ra khủng hoảng năng lượng trên toàn cầu

Rõ ràng có thể thấy, AI đã vượt qua trí thông minh của con người để thực hiện được các tác vụ một cách chính xác và hiệu quả. Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong hệ thống trí tuệ nhân tạo thông minh lại là những cỗ máy vô cùng ngốn điện năng. AI là một trong những hoạt động công nghệ thông tin hiện đại tiêu tốn nhiều năng lượng nhất. Để vận hành được AI, các trung tâm dữ liệu đòi hỏi một lượng điện năng rất lớn. Đơn giản như để làm ra chat GPT-4 sẽ cần tới 50 gigawatt giờ, tương đương với 0,02% sản lượng điện mà cả bang California, Mỹ tạo ra trong 1 năm. Lượng điện để sản xuất ra chat GPT-4 gấp 50 lần so với lượng điện được sử dụng để sản xuất ra phiên bản chat GPT-3 trước đó.

Trí tuệ nhân tạo AI thông minh thật, nhưng cũng có thể gây ra khủng hoảng năng lượng toàn cầu - Ảnh 2
Những cỗ máy ngốn điện nhất trên thế giới.

Hiện nay, các trung tâm dữ liệu và mạng truyền dẫn là nhân tố chính trong tiêu thụ nhiều điện năng trên toàn cầu. Công nghệ thông tin tiêu thụ tới 3% sản lượng điện năng trên toàn cầu để vận hành hệ thống. Trong khi đó, nó cũng là ngành thải ra nhiều khí carbon trên toàn cầu. Nhu cầu về năng lượng của các trung tâm dữ liệu sẽ ngày một tăng và không có dấu hiệu chậm lại. Theo số liệu, năm 2022 toàn cầu cần tới 460 terawatt giờ nhưng đến năm 2026, con số cần sẽ phải tăng lên 1.000 terawatt. Khi công nghệ ngày một nâng cấp, các trung tâm dữ liệu càng đòi hỏi nhiều điện năng hơn, có thể gấp vài so với những phiên bản cũ.

Để đáp ứng được mức tiêu thụ khổng lồ của AI, các quốc gia, doanh nghiệp phải đảm bảo được nguồn năng lượng của mình. Trong bối cảnh nhiên liệu hóa thạch ngày một khan hiếm và nhu cầu sử dụng năng lượng của con người ngày một tăng cao do dân số tăng, chất lượng đời sống tăng cao, rất có thể những hệ thống AI sẽ gây ra khủng hoảng về năng lượng, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển.

Để giải quyết vấn đề này, ngành công nghiệp AI cần có một nguồn năng lượng dồi dào có giá cả phải chăng và ổn định. Vì thế việc sử dụng kết hợp các ngành năng lượng sạch để bổ trợ cho nhau là hết sức cần thiết. Bên cạnh những trang trại năng lượng mặt trời và gió, ngành công nghiệp AI cũng cần tới điện sạch từ nhà máy năng lượng hạt nhân hay khí đốt tự nhiên. Thậm chí, ngay cả phát triển các hệ thống lưu trữ điện năng từ nguồn tái tạo như mặt trời, gió cũng vẫn đang là một bài toán hóc búa đối với ngành năng lượng tái tạo hiện nay.

Theo: Tổng hợp Forbes, Earth

Gia Tuệ

Bạn đang đọc bài viết Trí tuệ nhân tạo AI thông minh thật, nhưng cũng có thể gây ra khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Đầu tư hơn 363 tỷ đồng vào 3 dự án trọng điểm
Tỉnh Nghệ An vừa thông qua Nghị quyết về việc bổ sung hơn 363 tỷ đồng vào kế hoạch đầu tư công năm 2024 từ nguồn ngân sách Trung ương. Quyết định này nhằm triển khai ba dự án trọng điểm, bao gồm cả lĩnh vực y tế, hạ tầng cơ bản và phát triển du lịch.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035, với chiều dài 1.541km, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến tổng vốn hơn 67 tỉ USD.
Khám phá lễ hội chè Việt Nam: Nét đẹp văn hóa từ những đồi xanh
Việt Nam không chỉ nổi tiếng với những đồi chè bát ngát mà còn thu hút du khách bởi các lễ hội chè mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương. Những sự kiện này không chỉ tôn vinh người trồng chè mà còn góp phần quảng bá hình ảnh chè Việt trên thị trường quốc tế.

Tin mới

Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đối với CTCP In Hospitality (Công ty)
Ngày 18/11/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 377/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần In Hospitality (Địa chỉ trụ sở chính: 194 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh), cụ thể như sau:
Cơn sốt trà đặc sản khuấy đảo giới trẻ
Thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ của một xu hướng mới: trà đặc sản. Không còn là những ly trà sữa béo ngậy, giới trẻ đang dần chuyển sang ưa chuộng những ly trà nguyên bản, đậm vị, được chế biến từ những dòng trà cao cấp của Việt Nam.