0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 06/08/2024 16:02 (GMT+7)

Tìm hiểu về loại trà đắt nhất thế giới

Theo dõi KT&TD trên

Đại Hồng Bào là một trong những loại trà nổi tiếng nhất trong giới trà đạo và được coi là đắt đỏ nhất trong lịch sử trà. Đây là một loại trà đặc biệt và độc đáo đến từ Trung Quốc, nổi bật với hương vị tinh tế và giá trị độc nhất vô nhị.

Sự hiếm có và chất lượng vượt trội của Đại Hồng Bào đã thu hút sự quan tâm của những người yêu trà trên toàn thế giới.

Trà Đại Hồng Bào có nguồn gốc từ đâu?

Trà Đại Hồng Bào bắt nguồn từ thành phố Vũ Di Sơn, nơi có lịch sử lâu đời về sản xuất trà. Khu vực núi Vũ Di là nơi nổi tiếng sản xuất trà núi đá, đặc biệt là loại trà Ô long. Với khí hậu ẩm ướt và độ ẩm cao suốt năm, núi liền kề nhau tạo nên thung lũng và khe vách đa dạng, khi mưa đến, nước từ các suối trên núi tràn về, tạo thành thác nước và mang theo nhiều khoáng chất cho đất và cây. Trên ánh nắng ban mai, sương tan chầm chậm, cảnh quan xung quanh tươi đẹp với hoa dại tự nhiên mọc khắp nơi, mang theo hương thơm dễ chịu. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy, trà núi đá Đại Hồng Bào có hương vị độc đáo, kỳ diệu không thể nhầm lẫn với bất kỳ loại trà nào khác – hương vị từ khoáng chất của đất đá kết hợp với hương hoa quả tự nhiên, tạo nên một trải nghiệm tinh tế đặc biệt.

Tìm hiểu về loại trà đắt nhất thế giới - Ảnh 1

Trong triều đại nhà Đường, loại trà này dùng làm quà tặng cho các vị khách quý. Trong thời kỳ Nhà Nguyên, loại trà chất lượng cao này đã được phân loại làm cống phẩm hàng đầu. Với lợi ích và chất lượng hàng đầu của Trà Đại Hồng Bào, Vũ Nguyên Tông đã thành lập một xưởng chế biến và vườn trà riêng cho Hoàng Gia. Thời của Vua Khang Hi, loại trà này được sản xuất nhiều để xuất khẩu sang Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Nam Á.

Truyền thuyết về tên gọi độc đáo

Tương truyền tại núi Vũ Di, Tỉnh Phúc Kiến từ ngàn xưa đã có rất nhiều cây trà mọc hoang trên đỉnh núi. Có viên quan huyện Sùng An mắc chứng bệnh chán ăn, người gầy, tay chân mỏi mệt không thuốc nào chữa khỏi. Nghe tin, nhà sư trụ trì Thiên Tân Tự trên núi Vũ Di bèn hái một nắm trà xuống núi, pha trà cho người ốm uống sau nửa tháng thì bệnh lành.

Tìm hiểu về loại trà đắt nhất thế giới - Ảnh 2

Viên quan huyện khỏi bệnh quyết lên núi vào chùa lễ Phật và có ý muốn xem cây trà quí. Nhà sư đưa viên quan huyện đi một vòng ra sau chùa đến bên cây cổ thụ phủ kín rêu, cành vươn dài nâng tán lá xanh pha sắc tím hồng. Cảm kích trước tấm lòng của vị sư và sự huyền diệu cùa cây trà quí, viên quan liền cởi chiếc áo bào đỏ xẫm (trà đại hồng bào trung quốc) đang khoác trên người treo lên cành cây và xin phép nhà sư cho đặt tên cây là Đại hồng bào.

Cũng có truyền thuyết kể rằng vào thời vua Khang Hy nhà Thanh có một học trò nghèo lên kinh ứng thí, sau khi vượt ngọn núi Vũ Di sơn thì đói và mệt ngất xỉu. May nhờ có một vị sư đi ngang cho uống một thứ nước nên chàng sĩ tử này khỏe lại, kêt quả kỳ thi đó chàng thi đậu và được bổ làm quan. Nhớ nghĩa cũ chàng quay về chốn xưa tìm kiếm nhà sư đó và biết khi xưa mình được cứu mạng nhờ một loại trà. Chàng tạ ơn nhà sư và xin một ít Trà mang theo hồi kinh nhậm chức. Đúng dịp đó hoàng thái hậu lâm bệnh nặng, các ngự y đều bó tay và chàng đã tiến vua lá trà đó.

Vua cho dùng thử lá trà thì thấy hiệu nghiệm và bệnh tình dần dần bình phục. Vua cảm kích ban thưởng cho chàng trai một chiếc áo bào đỏ và từ đó trà này cũng được mang tên Đại Hồng Bào để ghi nhớ câu chuyện xưa về cây trà thần kỳ. Từ đó, cây trà được gọi là "Đại Hồng Bào," nghĩa là "Áo choàng đỏ lớn," để kỷ niệm chiếc áo choàng mà hoàng đế đã tặng. Câu chuyện này không chỉ thể hiện sự quý giá của loại trà mà còn gợi lên hình ảnh về sự kết nối giữa thiên nhiên và con người, giữa sự trị liệu và sự trân trọng.

Có gì đặc biệt ở thức trà đắt hơn cả vàng!

Những bụi cây trà Đại Hồng Bào quý giá leo trên những vách đá có khắc 3 chữ Hán “Đại Hồng Bào” màu đỏ. Cái tên này có nghĩa là tấm áo bào màu đỏ mà một vị hoàng đế trong thần thoại đã từng dâng lên thần linh để tạ ơn được ban phép lạ chữa khỏi bạo bệnh.

Một số sách và tài liệu nghiên cứu về các loại trà Trung Quốc có đề cập đến sự kiện đấu giá trà Đại Hồng Bào. Theo đó, vào năm 2002, 20 gram trà Đại Hồng Bào đã được đấu giá với mức giá lên tới 180.000 nhân dân tệ (tương đương khoảng 21.700 USD). Con số này có giá trị tương đương với 90 gram vàng vào thời điểm đó. Điều này không chỉ phản ánh sự quý hiếm và giá trị của trà Đại Hồng Bào mà còn khẳng định vị trí đặc biệt của nó trong thế giới trà, nơi nó được xem như là một trong những loại trà đắt đỏ và được săn lùng nhiều nhất.

Hiện tại chỉ còn lại 6 cây trà cổ quý, mỗi năm, chỉ thu được khoảng 1kg trà khô từ 6 cây này. Vì vậy, chính quyền địa phương đã hạn chế khai thác búp của cây trà Đại Hồng Bào cổ. Điều này khiến người yêu trà khó có cơ hội sở hữu loại trà quý này, dù có sẵn lòng đổi cả gia sản.

Trà Đại Hồng Bào chỉ được bán đấu giá cho những người sành chơi và mỗi lần chỉ có 20gr. Giá bán không bao giờ thấp hơn 20.000 USD. Để thưởng thức trà Đại Hồng Bào, người ta chỉ có thể mua loại trà từ những cây con được nhân giống từ 6 cây trà cổ.

Có thể phân loại Trà Đại Hồng Bào theo mùa thu hoạch hoặc chủng loại giống trà.

Vũ Di Sơn chỉ có 6 cây trà cổ thụ được bảo tồn, nằm giữa vách núi đá. Trong số đó, có 4 cây thuộc dòng Qidan và 2 cây thuộc dòng Beidou. Sản lượng thu hoạch của những cây cổ này ít nhưng lại mang nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đại Hồng Bào được coi là một tài sản thiên nhiên quý giá.

Trà Đại Hồng Bào có thể thu hoạch vào mùa xuân, hè, thu và ít chút trong mùa đông. Mỗi mùa thu hoạch sẽ cho chất lượng khác nhau. Mùa thu hoạch được chia thành 3 loại: đặc biệt, loại 1, và loại 2.

Trà thu hoạch vào mùa xuân mang lại chất lượng tốt nhất, vì tỉ lệ cây bị sâu bệnh trong mùa này rất ít. Trà thu hoạch đầu mùa xuân là loại đặc biệt, có giá trị cao nhất.

Trà Đại Hồng Bào không chỉ được biết đến vì giá trị tài chính mà còn vì sự quan trọng trong di sản trà đạo của Trung Quốc. Trà này thường được dùng trong các dịp lễ trọng đại và được xem là biểu tượng của sự quý trọng và tinh tế.

Để thưởng thức trà Đại Hồng Bào đúng cách, thường cần sử dụng nước nóng khoảng 90-95°C và pha trà trong các ấm trà nhỏ để giữ hương vị và chất lượng. Trà có thể được thưởng thức đơn lẻ để cảm nhận toàn bộ hương vị tinh tế của nó. Một số người cũng thích kết hợp trà với các món ăn nhẹ để làm nổi bật hương vị của trà.

Bạn đang đọc bài viết Tìm hiểu về loại trà đắt nhất thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

5 Tiệm bánh Trung thu nức tiếng Hà thành
Dù bánh Trung thu hiện đại với muôn vàn hương vị mới lạ ngày càng phổ biến, những thương hiệu bánh truyền thống tại Hà Nội vẫn giữ vững vị thế, thu hút đông đảo thực khách mỗi độ thu về.
Uống trà xanh như thế nào để có sức khỏe tốt?
Trà xanh là một thức uống phổ biến trong đời sống hàng ngày và đã trở thành một phần của văn hóa Việt Nam. Uống trà xanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, nó cũng có thể gây hại.
Mưa lớn kéo dài, giá rau xanh tăng vọt
Mưa lớn kéo dài nhiều ngày nay khiến giá rau tại các chợ trên địa bàn Hà Nội rục rịch tăng giá. Trong đó, các loại rau ăn lá và rau gia vị có mức giá tăng mạnh nhất.
“Solo Economy”: Động lực mới của ngành F&B
Xu hướng sống độc thân đang ngày càng phổ biến trên toàn cầu, kéo theo sự thay đổi mạnh mẽ trong thói quen tiêu dùng. Ngành F&B, vốn dĩ tập trung vào phục vụ các gia đình truyền thống, đang phải nhanh chóng thích nghi để nắm bắt cơ hội từ "nền kinh tế độc thân" đang lên.

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).