0922 281 189 [email protected]
Chủ nhật, 15/01/2023 07:55 (GMT+7)

Thị trường bất động sản có động thái đẩy mạnh thăm dò, săn hàng

Theo dõi KT&TD trên

Nhiều nhà đất đang được chào bán với giá giảm sâu hiếm có. Đây là cơ hội đầu tư cho những người có sẵn tiền mặt nhưng không phải ai cũng “săn” được hàng tốt với giá hời.

Tìm kiếm cơ hội mua được bất động sản với giá rẻ

Rủi ro chực chờ nhà đầu tư “săn” bất động sản (BĐS) cắt lỗ dịp cận Tết. Với tư duy "mua khi trầm lắng, bán khi sôi động", hiện là thời điểm nhiều người tìm kiếm cơ hội mua được bất động sản với mức giá rẻ hơn so với mức đỉnh vừa qua.

Năm 2023 là năm kết thúc của các chính sách ân hạn nợ gốc, hỗ trợ lãi suất 0% trong 2 năm đầu tiên nên sẽ có một số sản phẩm nhà đất được giới đầu tư sử dụng vốn vay ngân hàng buộc phải bán cắt lỗ. Còn phía bên mua, thời gian qua trên thị trường đã bắt xuất hiện động thái đẩy mạnh thăm dò, săn hàng, theo các khách mời của chương trình Landshow - Lăng kính nhà đất của VTVMoney chia sẻ.

Thị trường bất động sản xuất hiện động thái đẩy mạnh thăm dò, săn hàng - Ảnh 1
Hiện là thời điểm nhiều người tìm kiếm cơ hội mua được bất động sản với mức giá rẻ hơn so với mức đỉnh vừa qua. (Ảnh minh họa)

Ông Tống Chung, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bất động sản Bầu trời Việt nhận định: "Ở thời điểm hiện tại, việc giảm giá của BĐS là có. Tuy nhiên, nó không diễn ra ở tất cả các phân khúc của thị trường. Những thị trường BĐS mà giai đoạn trước bị đẩy giá lên cao đã có những dấu hiệu giảm giá và có những vị trí giảm giá tương đối tốt cho nhà đầu tư".

Mặt khác, giai đoạn này các giao dịch thành công khá ít vì phía bên mua đang trong tâm thế nghe ngóng, chờ diễn biến thị trường và họ còn nghĩ giá còn giảm tiếp. Vì vậy, chưa có nhiều nhà đầu tư mạnh tay xuống tiền.

Theo chia sẻ của bà Nguyễn Phương Thùy, Nhà đầu tư cho hay: "Nếu chúng ta phải dùng dùng đòn bẩy tài chính, vay ngân hàng hay phải hỗ trợ tài chính từ nhiều phía thì theo tôi chúng ta phải cân nhắc khi xuống tiền vào thời điểm này".

"Thời điểm hiện tại nếu có dòng tiền nhàn rỗi có thể tham gia vào thị trường đầu tư. Nếu sử dụng đòn bẩy tài chính, thời điểm hiện tại lãi suất đang khá cao. Trong thời gian tới đây có vài tin tích cực, các ngân hàng đang cam kết giảm lãi suất trong thời gian tới. Hy vọng trong thời gian tới thị trường của chúng ta sẽ ấm dần lên", ông Nguyễn Minh Tài, Giám đốc kinh doanh CTCP BĐS Phú Hưng cho biết.

Nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo nhà đầu tư không nên tìm kiếm dàn trải mà tập trung vào các loại BĐS có giá trị sử dụng thật nhằm hạn chế rủi ro. Pháp lý của sản phẩm cũng là một yếu tố nhà đầu tư nên tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định.

Nhà đất “ngộp” có dễ mua?

Nhiều nhà đất “ngộp” rao nhan nhản trên thị trường có giá bán thấp hơn từ 65-70% giá trị thực. Khó có giá rẻ hơn vì nếu như vậy chủ đã thế chấp ngân hàng. Các BĐS rẻ hơn từ 5-10% giá thị trường thì chưa phải là hàng “ngộp” mà chỉ gọi là sản phẩm có giá tốt, một nhà đầu tư có kinh nghiệm đã chia sẻ.

Một số nguyên nhân khiến nhà đầu tư bán BĐS “ngộp” là “mua đỉnh bán đáy”, không có phương án tài chính dự phòng, BĐS rủi ro về pháp lý hoặc do “tồn kho” nên buộc phải hạ giá.

Nhà đầu tư này nói: “Nếu đúng hàng “ngộp” thì mua được trước tiên sẽ là người thân quen với gia chủ. Sau đó mới gửi môi giới bán giúp. Khách ruột của môi giới không mặn mà thì lúc đó mới đến lượt người mua tự do”.

Theo chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang, nhìn chung, giá nhà đất “ngộp” giảm tối đa 10% so với giá thị trường. Phần lớn chủ sở hữu bị ách tắc dòng tiền, lãi suất vay tăng cao. Ai muốn bán nhanh thì phải giảm giá.

Chuyên gia kinh tế Trần Nguyên Đán cho rằng, trước đây giá BĐS bị đẩy lên quá cao, nay nhà đầu tư giảm giá thực chất là giảm lãi chứ không phải bán lỗ. Tình trạng “ngộp” thật xảy ra với sản phẩm trong các dự án, còn phần lớn giá đất nền nhỏ lẻ giảm sâu là giả “ngộp”.

Chuyên gia BĐS Trần Khánh Quang cho rằng, để tránh mua hớ, người mua cần lưu ý giá bán BĐS lúc “ngộp” và khi thị trường đạt đỉnh. Đồng thời, cần thẩm định kỹ pháp lý BĐS muốn mua.

Bạn đang đọc bài viết Thị trường bất động sản có động thái đẩy mạnh thăm dò, săn hàng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.

Tin mới

Hai tập đoàn lớn muốn đầu tư nhiều dự án BT tại TP.HCM
Sun Group và Tập đoàn Trường Hải (THACO) vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM về việc đề xuất nghiên cứu đầu tư các dự án tại một số khu vực của TP.HCM, trong đó có dự án khu đô thị cảng Trường Thọ, các dự án dọc sông Sài Gòn, các dự án còn lại trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm và 2 tuyến đường sắt đô thị.
Giả danh giảng viên đại học lừa đảo "đặt hàng cho trường" chiếm đoạt tiền tỷ của bị hại
Lợi dụng lòng tin và nhu cầu kinh doanh, đối tượng đã mạo danh giảng viên đại học, giăng bẫy lừa đảo với chiêu trò "đặt hàng cho nhà trường". Với những đơn hàng giá trị lớn, yêu cầu mua hàng qua "đối tác" trung gian, chúng đã chiếm đoạt hàng tỷ đồng từ các công ty, hộ kinh doanh.