0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 16/02/2023 07:33 (GMT+7)

Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp BĐS loay hoay vượt khó

Theo dõi KT&TD trên

Một viễn cảnh với nhiều khó khăn đang được dự báo sẽ đến với thị trường bất động sản trong năm 2023.

Một viễn cảnh với nhiều khó khăn đang được dự báo sẽ đến với thị trường bất động sản trong năm 2023. “Doanh nghiệp làm gì để đứng vững trong bối cảnh đó?” đang là câu hỏi khiến không ít chủ đầu tư, nhà phát triển BĐS phải đau đầu tìm giải pháp.

Nói thế không có nghĩa là tất cả doanh nghiệp bất động sản đều sẽ gặp khó trong năm nay. Trái lại, những doanh nghiệp mạnh về vốn, kinh nghiệm quản trị, sở hữu các dự án đang hoàn thiện, đầy đủ pháp lý được cho là sẽ vẫn “trụ vững”.

Rủi ro vẫn rình rập

Ngay từ cuối 2022, một số doanh nghiệp bất động sản đã phải đối mặt với tình trạng dòng vốn bị thắt chặt. Thậm chí, có doanh nghiệp còn không có vốn để triển khai tiếp dự án đang bước vào giai đoạn hoàn thiện, bàn giao cho khách hàng. Không chỉ ở Hà Nội, TP.HCM mà các tỉnh lẻ, nhiều doanh nghiệp đang bắt đầu bước vào giai đoạn “bỏ tiền chẵn, thu tiền lẻ” khi thanh khoản toàn thị trường bỗng nhiên sụt mạnh.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp lại đang gặp khó khăn về pháp lý khi các sở ngành tỏ ra thận trọng trong cấp phép, xét duyệt các hồ sơ dự án, từ đó khiến doanh nghiệp, khách hàng càng thêm nóng ruột, chực chờ.

Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp BĐS loay hoay vượt khó - Ảnh 1
Khu đô thị thông minh phía Tây Hà Nội hiện là số ít dự án còn “hàng” cung cấp ra thị trường Bất động sản năm 2023.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Công ty Landora, thị trường sắp tới sẽ vô vàn khó khăn được dự báo. Rủi ro luôn rình rập nên nhanh nhất cũng phải từ nửa cuối năm 2023 thì doanh nghiệp mới có thể dễ thở được.

“Hai năm dịch đã nhấn chìm hết mọi cố gắng của doanh nghiệp, giờ đây, họ đang phải tiêu những đồng tiết kiệm cuối cùng. Chỉ những doanh nghiệp nào có dự án đã hoàn thiện, bàn giao ngay thì còn có cơ hội hoạt động”, ông Hà nói.

Ở góc độ cơ quan quản lý, chính phủ cũng nhận thấy những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản. Bằng chứng là Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định số 1435/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác về rà soát, đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho thị trường và triển khai thực hiện các dự án bất động sản cho các địa phương, doanh nghiệp.

Cùng với đó là Công điện 1164/CĐ-TTg chỉ đạo các bộ ban ngành, yêu cầu triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở ổn định, lành mạnh, bền vững, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên góp phần phục hồi phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Trước đó là, đầu tháng 12, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chính sách nới room tín dụng từ 1,5 – 2%. Ngay cuối tuần qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã họp với các doanh nghiệp bất động sản để tìm cách gỡ khó, tìm cách bơm tín dụng.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia bất động sản, những động thái trên của cơ quan quản lý dường như vẫn chưa đủ mạnh để có thể “hà hơi thổi ngạt”, kéo doanh nghiệp bất động sản mạnh lên trong 2023 vì chính sách bao giờ cũng có độ trễ và tín dụng cho bất động sản thì vẫn phải kiểm soát chặt, thận trọng.

Doanh nghiệp vượt khó!

Trước bối cảnh không mấy lạc quan về tình hình thị trường, nhiều doanh nghiệp bất động sản đã nhanh chóng tìm cho mình những giải pháp như thắt chặt nguồn chi như cắt giảm nhân sự, hạn chế chi tiêu... May mắn hơn, một số doanh nghiệp tiềm lực tài chính tốt có nguồn hàng để bán, được dự báo vẫn trụ vững.

Sở dĩ vậy là do, nguồn cung trên thị trường hiện nay khá ít ỏi, theo báo cáo BĐS quý I/2023, Viện Nghiên cứu kinh tế - tài chính – bất động sản Dat Xanh Services (FERI) cho biết, nguồn cung mới ước giảm 80% so cùng kỳ năm ngoái. Giữa bối cảnh dự án vẫn gặp vướng mắc pháp lý, những chủ đầu tư nào có dự án “sạch” sở hữu những sản phẩm thuộc phân khúc ở thực, pháp lý đầy đủ, chính sách hỗ trợ hấp dẫn sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn.

Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp BĐS loay hoay vượt khó - Ảnh 2
Imperia Smart City do MIK GROUP phát triển là một trong số hiếm dự án tại TP.Hà Nội đang hoàn thiện và tiếp tục chào bán ra thị trường trong đầu năm 2023.

Chủ một sàn giao dịch bất động sản cho biết, doanh nghiệp của ông trước tết và sau tết vẫn hoạt động tốt vì may mắn vẫn còn số lượng căn hộ chung cư để bán. Sàn BĐS này hiện đang phân phối dự án Imperia Smart City của MIK GROUP, vốn đã bàn giao đến 80% và hiện chỉ còn lượng nhỏ căn hộ view hồ. “Đầu năm, nguồn hàng tại Hà Nội khá khan hiếm nên những dự án đã đi vào hoàn thiện như Imperia Smart city có lượt quan tâm lớn. Tuy nhiên, tôi nghĩ chỉ vài tháng nữa là dự án này cũng sẽ bán hết”, chủ doanh nghiệp này cho hay.

Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp BĐS loay hoay vượt khó - Ảnh 3
Là dự án có đầy đủ tính pháp lý, nằm trong khu dân cư đông đúc, Imperia Grand Plaza Đức Hòa (Long An) là một điểm sáng của thị trường shophouse ven TP.HCM trong năm 2023.

Ngoài phân khúc căn hộ, thanh khoản của shophouse hay nhà liền kề cũng là một bài toán thách thức các chủ đầu tư có tiềm lực trong năm 2023. Tuy nhiên, giới chuyên gia lạc quan cho rằng, những sản phẩm shophouse thực chất vẫn có cơ hội nếu được quy hoạch trong các khu dân cư sôi động và có khả năng cho thuê kinh doanh ngay. Đơn cử như các căn shophouse Imperia Grand Plaza Đức Hòa tại trung tâm thị trấn Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An do MIK GROUP phát triển.

Tuy nhiên, cũng theo FERI, đa số chủ đầu tư vẫn đang quan sát chuyển biến thị trường, tiếp tục hoàn thiện pháp lý và chờ đợi thời điểm thích hợp để giới thiệu đến khách hàng. Một điểm tích cực theo FERI là giá bán sơ cấp căn hộ ở Hà Nội và TP.HCM đã tăng bình quân 5 - 15% trong tháng 1/2023 đã cho thấy nhu cầu mua nhà vẫn rất lớn.

Cùng với đó, những vướng mắc về pháp lý liên quan đến bất động sản đang được Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương... nỗ lực tháo gỡ. Qua đó, mang lại nhiều kỳ vọng về sự phục hồi của thị trường này trong thời gian tới.

PV

Bạn đang đọc bài viết Thị trường ảm đạm, doanh nghiệp BĐS loay hoay vượt khó. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.