0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 21/06/2024 13:48 (GMT+7)

Thành phố Hồ Chí Minh: Dự án của Đại học FPT tại Khu Công nghệ cao có nhiều vi phạm

Theo dõi KT&TD trên

Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh (Ban Quản lý) vừa có văn bản gửi Trường Đại học FPT về dự án Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu công nghệ Đại học FPT trong Khu Công nghệ cao (thành phố Thủ Đức).

Thành phố Hồ Chí Minh: Dự án của Đại học FPT tại Khu Công nghệ cao có nhiều vi phạm
Ban Quản lý Khu Công nghệ cao đề nghị Trường Đại học FPT gỡ bỏ các thông tin giới thiệu Phân hiệu Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh trong Khu Công nghệ cao trên các trang thông tin điện tử của Trường Đại học FPT nói riêng và Công ty Cổ phần FPT nói chung. (Ảnh: Trường Đại học FPT)

Theo Ban Quản lý, dự án Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu công nghệ Đại học FPT trong Khu Công nghệ cao đi vào hoạt động từ tháng 10/2019. Số vốn đã thực hiện đến thời điểm kiểm tra 332,7 tỷ đồng, tỉ lệ 83,17%, không có vốn vay.

Theo báo cáo, hiện dự án đang tập trung triển khai đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thiết kế độ họa, an toàn thông tin và kỹ thuật phần mềm, trong đó đào tạo bậc đại học chiếm 99,09%, sau đại học (thạc sỹ) chiếm 0,91%. Doanh thu từ đào tạo là 751.666 triệu đồng. Ngoài ra, có triển khai hoạt động nghiên cứu một số công nghệ cao như robot, trí tuệ nhân đạo, xử lý ngôn ngữ, hình ảnh và triển khai Vườn ươm “Trải nghiệm khởi nghiệp”, đối với hoạt động này chưa có doanh thu.

Đoàn kiểm tra của Ban Quản lý đánh giá việc đào tạo bậc đại học chiếm 99,09% là không đúng mục tiêu được cấp tại giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Dự án có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 42 Luật Đầu tư năm 2020: “Nhà đầu tư có trách nhiệm tuân thủ quy định của luật này, pháp luật về quy hoạch, đất đai, môi trường, xây dựng, lao động, phòng cháy và chữa cháy, quy định khác của pháp luật có liên quan, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư”.

Theo quy định tại Điều 2 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư về điều kiện ràng buộc: “Trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện đúng nội dung dự án hoặc chậm triển khai dự án theo tiến độ và các nội dung đã cam kết (trừ trường hợp bất khả kháng hoặc có sự đồng ý bằng văn bản của Ban Quản lý, Ban Quản lý có quyền thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư)”.

Dự án cũng không thực hiện báo cáo quý, báo cáo năm và báo cáo giám sát đầu tư theo quy định tại Điều 2 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư về điều kiện ràng buộc, gồm: “Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ giám sát đầu tư, đánh giá đầu tư theo quy định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ quy định về giám sát đánh giá đầu tư; Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 2/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp doanh nghiệp/Nhà đầu tư không thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư thường kỳ theo quy định.

Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm về Ban Quản lý các biểu mẫu liên quan đến doanh nghiệp được quy định tại Thông tư số 04/2011/TT-BKHĐT ngày 31/3/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định hệ thống biểu mẫu báo cáo thống kê cơ sở áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp và dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài”.

Ngày 17/1/2013, Ban Quản lý đã có công văn gửi Trường Đại học FPT về đề nghị xây dựng Phân hiệu Trường Đại học FPT trong Khu Công nghệ cao là không phù hợp quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 Khu Công nghệ cao giai đoạn 1 được phê duyệt tại Quyết định số 1028/QĐ-UBND ngày 16/3/2007 của UBND Thành phố và Quy hoạch chi tiết Khu Công nghệ cao – giai đoạn 2 tỷ lệ 1/2000 được phê duyệt tại Quyết định số 5625/QĐ-UBND ngày 9/12/2009 của UBND Thành phố.

“Như vậy việc hoạt động phân hiệu Trường Đại học trong Khu Công nghệ cao đã được Ban Quản lý thông tin đến Trường Đại học FPT là không phù hợp quy hoạch của Khu Công nghệ cao do UBND Thành phố phê duyệt từ năm 2013. Tuy nhiên, qua rà soát trên trang thông tin điện tử của Trường Đại học FPT thì đều giới thiệu Phân hiệu Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh trong Khu Công nghệ cao.

Việc Trường Đại học FPT ban hành quyết định sáp nhập, giải thể và chấm dứt sự tồn tại của Viện Đào tạo Quốc tế FPT, xóa sổ pháp nhân đang là nhà đầu tư một dự án trong Khu Công nghệ cao và tự ý giao cho đơn vị mới là Phân hiệu Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh tiếp quản toàn bộ dự án tại Khu Công nghệ cao mà chưa có sự đồng ý và chấp thuận của Ban Quản lý là không đúng nội dung quy định tại Điều 1 của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp”, văn bản Ban Quản lý nêu.

Ngoài ra, Ban Quản lý không đồng ý việc Phân hiệu Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng địa điểm trong Khu Công nghệ cao tại địa chỉ Lô E2a-7, Đường D1, phường Long Thạnh Mỹ, Khu Công nghệ cao, thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh) do không phải là nhà đầu tư và tổ chức kinh tế thực hiện dự án theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư số 1264686683 do Ban Quản lý cấp lần đầu ngày 4/10/2013 và điều chỉnh lần 1 ngày 10/11/2015. Cùng đó, việc sử dụng địa điểm thực hiện dự án để đào tạo sinh viên là không phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hiện hữu và không phù hợp quy hoạch Khu Công nghệ cao được UBND Thành phố phê duyệt.

Ban Quản lý đề nghị Phân hiệu Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh ngưng việc đào tạo bậc đại học tại dự án trong Khu Công nghệ cao, ngừng các hoạt động khác tại dự án do không phải là nhà đầu tư trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã cấp. Đồng thời, đề nghị Trường Đại học FPT gỡ bỏ các thông tin giới thiệu Phân hiệu Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh trong Khu Công nghệ cao trên các trang thông tin điện tử của Trường Đại học FPT nói riêng và Công ty Cổ phần FPT nói chung.

Bạn đang đọc bài viết Thành phố Hồ Chí Minh: Dự án của Đại học FPT tại Khu Công nghệ cao có nhiều vi phạm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Trong phiên giao dịch sáng nay (2/4), giá vàng miếng SJC đang được các thương hiệu niêm yết ở ngưỡng 99,4 - 102,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng.