0922 281 189 [email protected]
Thứ ba, 23/01/2024 07:08 (GMT+7)

Thanh Hóa: Chấp thuận chủ trương khu đô thị gần 1.700 tỷ đồng

Theo dõi KT&TD trên

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 339/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu đô thị mới Yến Sơn 1, xã Yến Sơn và thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung.

Thanh Hóa: Chấp thuận chủ trương khu đô thị gần 1.700 tỷ đồng
Thanh Hóa chấp thuận chủ trương khu đô thị gần 1.700 tỷ đồng (Ảnh minh họa).

Theo đó, với mục tiêu hiện thực hóa quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 đã được phê duyệt; hình thành khu ở mới, đáp ứng nhu cầu về nhà ở, đất ở phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân trong khu vực, chỉnh trang bộ mặt đô thị; huy động được nguồn vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Dự án Khu đô thị mới Yến Sơn 1, xã Yến Sơn và thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung có quy mô: xây dựng đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nhà ở và các công trình khác theo Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của dự án đã được phê duyệt, gồm các hạng mục: Đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật với quy mô diện tích đất khoảng 445.570,2m2 (san nền, đường giao thông, bãi đỗ xe, cấp - thoát nước, cấp điện, điện chiếu sáng, cây xanh, phòng cháy chữa cháy, trạm xử lý nước thải). Đầu tư xây dựng hoàn thiện các công trình nhà văn hóa 02 và 03. Đầu tư xây dựng phần thô và hoàn thiện mặt trước 428 công trình nhà ở (bao gồm: 218 nhà ở liền kề; 210 nhà ở kết hợp thương mại) theo công bố của UBND tỉnh tại Công văn số 3920/UBND-CN ngày 25/3/2022. Đầu tư xây dựng hoàn thiện công trình trung tâm thương mại.

Sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở: 428 nhà ở, gồm 218 nhà ở liền kề và 210 nhà ở kết hợp thương mại xây thô, hoàn thiện mặt trước. 964 lô đất ở được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền, gồm 951 lô đất ở liền kề; 13 lô đất ở kết hợp thương mại. Sau khi nhà đầu tư xây dựng phần thô và hoàn thiện mặt trước 428 nhà ở, gồm: 218 nhà ở liền kề và 210 nhà ở kết hợp thương mại theo quy định tại Công văn số 3920/UBND-CN ngày 25/3/2022 của UBND tỉnh và hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi dự án đảm bảo khớp nối với hạ tầng kỹ thuật bên ngoài phạm vi thực hiện dự án, nhà đầu tư mới được quyền kinh doanh, khai thác theo các quy định của pháp luật về nhà ở, kinh doanh bất động sản, đất đai và các quy định của pháp luật có liên quan.

Quy mô dân số khoảng 4.850 người. Vốn đầu tư của dự án khoảng 1.674.457,0 triệu đồng (bằng chữ: một nghìn, sáu trăm bảy mươi bốn tỷ, bốn trăm năm mươi bảy triệu đồng). Trong đó: Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) là 1.604.328,7 triệu đồng. Sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án là 70.128,3 triệu đồng.

Hình thức lựa chọn nhà đầu tư: Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Tiến độ thực hiện dự án: Không quá 5 năm (kể từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư hoặc chấp thuận nhà đầu tư).

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hóa: Chấp thuận chủ trương khu đô thị gần 1.700 tỷ đồng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.
Méo mặt "ôm" đất chờ lên quận
Trước thông tin 5 huyện ngoại thành Hà Nội sắp lên quận, nhiều nhà ôm đất chờ tăng giá kiềm lời. Nay, sắp xếp địa phương 2 cấp, bỏ cấp trung gian (quận, huyện), nhà đầu tư đứng ngồi không yên.
Khi môi giới bất động sản bị ép “cắt máu”
Khi thị trường bất động sản trầm lắng, ít giao dịch, nghề môi giới cũng gặp nhiều khó khăn. Tình trạng người mua yêu cầu môi giới phải "cắt máu", trích lại một phần hoa hồng mới đồng ý ký hợp đồng mua bán ngày càng nhiều.

Tin mới

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.