0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 12/01/2024 14:51 (GMT+7)

Thanh Hoá: 4 năm chây ì, cụm công nghiệp của Tập đoàn Công Hà đối diện nguy cơ thu hồi

Theo dõi KT&TD trên

Đã hơn 4 năm kể từ khi được UBND tỉnh Thanh Hóa giao khu đất 30ha tại xã Xuân Hoà, huyện Như Xuân để làm nơi sản xuất cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản... chủ đầu tư dự án vẫn chưa có hoạt động nào đáng kể.

tm-img-alt
Dự án Cụm công nghiệp Xuân Hòa có diện tích sử dụng đất 30ha, tổng mức đầu tư hơn 160 tỷ đồng được triển khai xây dựng huyện Như Xuân.

Dự án cụm công nghiệp Xuân Hòa đã được UBND tỉnh Thanh Hóa thành lập tại Quyết định 4414/QĐ-UBND ngày 28/10/2019, điều chỉnh tiến độ tại Quyết định 5048/QĐ-UBND ngày 25/11/2020.

Dự án có diện tích khoảng 30ha, gồm các ngành nghề hoạt động như: các dự án cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông lâm sản; sản xuất máy móc thiết bị nông, lâm nghiệp; may mặc, giày da, sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành nghề khác có liên quan.

Dự án có tổng mức vốn đầu tư khoảng 160 tỷ đồng. Trong đó, vốn tự có của doanh nghiệp là 25 tỷ đồng; vốn vay, vốn hỗ trợ khác là 135 tỷ đồng.

Thanh Hoá: 4 năm chây ì, cụm công nghiệp của Tập đoàn Công Hà đối diện nguy cơ thu hồi

Theo kế hoạch thực hiện dự án, quý I/2020 sẽ hoàn thiện các thủ tục pháp lý về đầu tư, xây dựng, quy hoạch chi tiết, thiết kế cơ sờ, GPMB, giao đất; vào quý III/2022, dự án sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Tuy nhiên, đến nay đã 4 năm trôi qua, chủ đầu tư Công ty Cổ phần Tập đoàn Công Hà chỉ mới thực hiện việc quây tôn, xây dựng một khu nhà tạm trông coi, còn lại không có bất kỳ máy móc, thiết bị nào hoạt động.

Do dự án triển khai chậm tiến độ nên UBND huyện Như Xuân đã nhiều lần có văn bản đôn đốc, yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư và thu hút dự án thứ cấp vào cụm công nghiệp Xuân Hòa, huyện Như Xuân.

Thanh Hoá: 4 năm chây ì, cụm công nghiệp của Tập đoàn Công Hà đối diện nguy cơ thu hồi
Dự án hiện chỉ là bãi đất hoang

Sau khi nhận được công văn của UBND huyện Như Xuân ngày 15/3/2023, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công Hà cho rằng trong quá trình triển khai xây dựng dự án, đặc biệt là việc san lấp mặt bằng cụm công nghiệp, chủ đầu tư gặp những khó khăn, bất cập do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan… Tuy kế hoạch và thời gian thực hiện có chậm hơn so với cam kết, nhưng công ty sẽ cố gắng khắc phục bằng việc tăng ca, tăng kíp để công việc sớm được hoàn thành.

Mặc dù cam kết như vậy, nhưng theo báo cáo của UBND huyện Như Xuân, tới ngày 10/8/2023, chủ đầu tư mới thực hiện san lấp được khoảng 30%. Hiện nay, dự án không hề có bất kỳ hoạt động nào.

Thanh Hoá: 4 năm chây ì, cụm công nghiệp của Tập đoàn Công Hà đối diện nguy cơ thu hồi
Dự án "quây tôn" nhiều năm nay và đứng trước nguy cơ bị thu hồi

Được biết, UBND huyện Như Xuân đã 5 lần gửi văn bản tới chủ đầu tư để đôn đốc, đề nghị Công ty Cổ phần Tập đoàn Công Hà tiến hành thực hiện thi công dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp Xuân Hòa theo đúng cam kết.

Trường hợp Công ty Cổ phần Tập đoàn Công Hà không triển khai thực hiện theo Công văn số 273/CV-CH ngày 27/3/2023 và cam kết đã ký tại biên bản làm việc ngày 26/8/2022, UBND huyện Như Xuân sẽ báo cáo Sở Công Thương đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét chấm dứt hiệu lực quyết định thành lập cụm công nghiệp Xuân Hòa theo quy định pháp luật.

Trước đó, tại kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh Thanh Hóa ngày 14/12, ông Phạm Bá Oai, Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa, đã nêu các nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ triển khai hạ tầng kỹ thuật tại các cụm công nghiệp trên địa bàn. Ông cho hay hàng tháng, Sở Công Thương đã rà soát về tiến độ của các cụm công nghiệp, xác định những khó khăn, vướng mắc, xác định trách nhiệm của chủ đầu tư, của cơ quan quản lý nhà nước. Từ đó, Sở Công Thương sẽ tham mưu cho UBND tỉnh để chấm dứt hiệu lực của quyết định đối với chủ đầu tư đó và lựa chọn chủ đầu tư mới, thu hồi những dự án chậm tiến độ và lựa chọn nhà đầu tư mới.

Về chủ đầu tư dự án cụm công nghiệp Xuân Hòa, được biết, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công Hà có trụ sở chính tại lô CN 20-1, khu công nghiệp Yên Phong, xã Long Châu, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Văn Công. Ngành nghề hoạt động bao gồm: thiết kế, tư vấn thiết kế công trình nhà xưởng công nghiệp; xây dựng mới, sửa chữa công trình; lắp đặt hệ thống máy móc trong ngành xây dựng; bán và cho thuê đất cụm khu công nghiệp; xuất nhập khẩu sắt, thép, dây chuyền công nghệ và máy móc thiết bị xây dựng; thi công các hạng mục cơ điện (cấp thoát nước, hệ thống phòng sạch, hệ thống HVAC hệ thống cấp điện tại các khu công nghiệp, hệ thống thông tin liên lạc.

Bạn đang đọc bài viết Thanh Hoá: 4 năm chây ì, cụm công nghiệp của Tập đoàn Công Hà đối diện nguy cơ thu hồi. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Trong phiên giao dịch sáng nay (2/4), giá vàng miếng SJC đang được các thương hiệu niêm yết ở ngưỡng 99,4 - 102,1 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Chênh lệch ở ngưỡng 2,7 triệu đồng/lượng.
Chủ nhân “penthouse mặt đất” tại Vinhomes Global Gate hưởng trọn lợi thế khi kinh tế Expo thức giấc
Sau khi Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc gia - The Grand Expo hoàn thành vào tháng 7/2025, những căn “penthouse mặt đất” đầu tiên tại Vinhomes Global Gate cũng được bàn giao, giúp chủ sở hữu có cơ hội hưởng trọn lợi thế khi nền kinh tế Expo trị giá nhiều tỷ USD “thức giấc”.