0922 281 189 [email protected]
Thứ hai, 21/04/2025 10:59 (GMT+7)

Tập đoàn SK muốn đầu tư nhà máy điện LNG tại Nghệ An, Thanh Hóa

Theo dõi KT&TD trên

Tập đoàn SK mong muốn đầu tư xây dựng ba trung tâm phát triển công nghiệp tích hợp cùng nhiều dự án điện khí LNG tại Nghệ An và Thanh Hóa.

Mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với đại diện của Tập đoàn SK (Hàn Quốc). Cuộc gặp gỡ này nhằm trao đổi về các cơ hội hợp tác trong lĩnh vực năng lượng sạch, công nghệ cao và đổi mới sáng tạo.

Trong buổi làm việc, SK trình bày kết quả hoạt động của Tổ công tác SK – đơn vị đã phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay thuộc Bộ Tài chính) để hỗ trợ triển khai các dự án điện khí LNG quy mô lớn.

Tập đoàn SK muốn hợp tác đầu tư dự án nhà máy điện LNG tại Nghệ An, Thanh Hóa - Ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên làm việc với đại diện của Tập đoàn SK (Hàn Quốc).

Theo đề xuất của SK, tập đoàn mong muốn xây dựng các trung tâm phát triển công nghiệp tích hợp tại Việt Nam, bao gồm: Trung tâm trí tuệ nhân tạo và đổi mới sáng tạo tại Bắc Trung Bộ, gắn liền với các dự án LNG Nghi Sơn – Quỳnh Lập; Trung tâm hydrogen, logistics và đổi mới sáng tạo ở Nam Trung Bộ, liên kết với Dự án LNG Cà Ná; Trung tâm nông nghiệp thân thiện môi trường tại Đồng bằng Sông Cửu Long, kết nối với Dự án LNG Cà Mau.

Bên cạnh đó, SK cũng thể hiện mong muốn hợp tác phát triển các nhà máy điện LNG tại Việt Nam, đặc biệt tại các địa phương như Nghệ An và Thanh Hóa. Tập đoàn khẳng định cam kết đầu tư dài hạn vào các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng tái tạo và dự án thân thiện môi trường.

Bộ trưởng Bộ Công Thương đánh giá cao các sáng kiến và đóng góp của SK tại Việt Nam. Ông nhấn mạnh rằng Chính phủ luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư quốc tế, trong đó có SK, và cam kết tạo điều kiện thuận lợi để tập đoàn tham gia vào các dự án điện khí LNG hiện đang thiếu nhà đầu tư. Đồng thời, ông khuyến khích SK đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam gia nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Trong bối cảnh Quy hoạch điện VIII điều chỉnh đã được phê duyệt vào ngày 15/4/2025, việc phát triển nguồn điện LNG cùng năng lượng tái tạo hiện đang được ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo an ninh năng lượng và hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

Tại Nghệ An, SK đang tham gia đấu thầu dự án điện khí LNG Quỳnh Lập với tổng vốn đầu tư lên tới 2,1 tỷ USD.

Còn ở Thanh Hóa, theo điều chỉnh mới của Quy hoạch điện VIII, địa phương này có dự án điện khí LNG Công Thanh dự kiến đưa vào vận hành trong giai đoạn 2031–2035, và nếu cần thiết tiến độ có thể được đẩy sớm lên 2026–2030.

Dự án LNG Công Thanh vốn ban đầu được quy hoạch là nhà máy nhiệt điện than, nhưng vào tháng 5/2024, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chuyển đổi cơ cấu từ than sang khí LNG. Nếu dự án được triển khai, nhà máy sẽ nhập khẩu khí LNG để tiêu thụ từ 1,2 đến 1,5 triệu tấn khí mỗi năm. Công suất của dự án dự kiến có thể tăng từ 600 MW ban đầu lên tới 1.500 MW, từ đó sản lượng điện phát lên lưới tăng từ 3,9 tỷ kWh lên khoảng 9 tỷ kWh mỗi năm. Tổng vốn đầu tư cũng được ước tính sẽ tăng từ 1,2 tỷ USD lên gần 2 tỷ USD, góp phần giảm áp lực nguồn cung điện ở khu vực phía Bắc.

Ngoài ra, theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, dự án LNG tại Thanh Hóa được xếp vào danh mục “nhà máy nhiệt điện LNG dự phòng phát triển” với công suất 1.500 MW, dự kiến triển khai trong giai đoạn 2031–2035 nếu các nguồn điện khác chậm tiến độ hoặc nếu phụ tải tăng đột biến.

Hiện nay, Tập đoàn SK là một trong những tập đoàn kinh tế đa ngành lớn nhất Hàn Quốc với vốn hóa thị trường gần 200 tỷ USD, xếp thứ hai trong nước và nằm trong top 100 tập đoàn toàn cầu. Tại Việt Nam, SK đã có những khoản đầu tư đáng kể vào các doanh nghiệp như Vingroup, Masan, Imexpharm và dự án vật liệu phân hủy sinh học Ecovance tại Hải Phòng. Hiện tập đoàn đang tiếp tục mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng sạch (LNG, điện gió, điện mặt trời), hướng tới phát triển hydrogen xanh, y dược, logistics và lĩnh vực công nghệ thông tin.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Tập đoàn SK muốn đầu tư nhà máy điện LNG tại Nghệ An, Thanh Hóa. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hộ kinh doanh thích nghi nhanh với hoá đơn điện tử
Sau hơn một tháng triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP, ngành Thuế ghi nhận kết quả vượt kỳ vọng, cho thấy sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức và hành vi tuân thủ của hộ kinh doanh, nhóm đối tượng vốn quen với mô hình kinh doanh truyền thống, không hóa đơn.

Tin mới

Đua “săn” ngôi nhà thứ hai ven biển TP.HCM: Casa dẫn đầu với vị thế tài sản nghỉ dưỡng “truyền đời”
Sở hữu vị trí “ven biển, chạm phố”, kết nối trung tâm TP.HCM, toàn vùng và toàn quốc qua hệ thống hạ tầng hiện đại, phân khu Casa thuộc Blanca City nổi bật như khoản đầu tư “second home” chiến lược, vừa phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, vừa mang lại khả năng kinh doanh và tăng trưởng giá trị.
Khó khăn bủa vây nhiều nhóm ngành công nghiệp
Dù nền kinh tế được kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm, các doanh nghiệp chế biến, chế tạo, động lực tăng trưởng chính vẫn rất cần những chính sách linh hoạt và hỗ trợ cụ thể để vượt qua thách thức, duy trì đà sản xuất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động.
Siết chặt kiểm tra, xử lý găm hàng, thổi giá trong mưa bão
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Bộ Công thương đã ban hành văn bản hỏa tốc yêu cầu các địa phương, lực lượng quản lý thị trường và doanh nghiệp chủ động kiểm soát thị trường, đảm bảo đủ nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân.
Tái định vị sản phẩm trong nền kinh tế tiêu dùng thông minh
Nền kinh tế tiêu dùng thông minh đang định hình lại cách thức các doanh nghiệp tiếp cận và phục vụ khách hàng. Trong bối cảnh này, việc tái định vị sản phẩm không còn là chiến lược tùy chọn mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.