Tăng giá chóng mặt, vàng miếng SJC vượt mốc 106 triệu đồng
Sáng nay (12/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng theo đà thế giới, trong đó vàng miếng SJC vượt ngưỡng 106 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước tiếp đà tăng mạnh
Sáng nay (9h05), Công ty TNHH MTV Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng miếng SJC mua vào/bán ra ở mức 103-106,5 triệu đồng/lượng, tăng 800 nghìn đồng/lượng mua vào và 1,3 triệu đồng/lượng bán ra. Chênh lệch hai chiều tăng lên 3,5 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, vàng nhẫn SJC loại 999,9 tăng 300 nghìn đồng/lượng mua vào và 500 nghìn đồng/lượng bán ra, giao dịch ở mức 101,4-104,9 triệu đồng/lượng. Vàng SJC 999,9 loại 0,5 chỉ, 1 chỉ, 2 chỉ tại thị trường TP.HCM giá 103-106,53 triệu đồng/lượng, tăng 800 nghìn đồng/lượng mua vào và 1,3 triệu đồng/lượng bán ra.
Thời điểm 11h30, Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Bảo Tín Minh Châu niêm yết vàng miếng SJC ở mức 102,7-106,2 triệu đồng/lượng, tăng 500 nghìn đồng/lượng mua vào và 1 triệu đồng/lượng bán ra. Trang sức bằng Vàng Rồng Thăng Long loại 999,9 giá 101,1-104,8 triệu đồng/lượng, tăng 700 nghìn đồng/lượng mua vào và 400 nghìn đồng/lượng bán ra.
Trang sức bằng Vàng Rồng Thăng Long Bảo Tín Minh Châu loại 99,9 giá 101-104,7 triệu đồng/lượng, cũng tăng 700 nghìn đồng/lượng mua vào và 400 nghìn đồng/lượng bán ra. Vàng miếng Vàng Rồng Thăng Long, nhẫn tròn trơn và quà mừng bản vị Bảo Tín Minh Châu đều giao dịch ở mức 101,5-105 triệu đồng/lượng, tăng 600 nghìn đồng/lượng mua vào và 500 nghìn đồng/lượng bán ra.
Cùng thời điểm, Công ty Cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) công bố vàng miếng SJC ở mức 102,7-106,2 triệu đồng/lượng, tăng 500 nghìn đồng/lượng mua vào và 1 triệu đồng/lượng bán ra. Vàng nữ trang nhẫn trơn PNJ loại 999,9 giao dịch ở mức 101-104,7 triệu đồng/lượng, tăng 200 nghìn đồng/lượng mua vào và 400 nghìn đồng/lượng bán ra. Vàng nữ trang PNJ loại 999,9 giá 101-103,5 triệu đồng/lượng, tăng 200 nghìn đồng/lượng hai chiều.
Giá vàng miếng SJC Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI tạiHà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng và Cần Thơ chiều nay đồng loạt giao dịch ở mức 103-106,5 triệu đồng/lượng, tăng 800 nghìn đồng/lượng mua vào và 1,3 triệu đồng/lượng bán ra. Nhẫn tròn Doji hiệu Hưng Thịnh Vượng 999,9 giao dịch ở mức 101,2-104,8 triệu đồng/lượng, tăng 1 triệu đồng hai chiều so với chốt phiên hôm qua.
Vàng miếng SJC tại Phú Quý giao dịch ở mức 102,5-106,5 triệu đồng/lượng, tăng 500 nghìn đồng/lượng mua vào và 1,3 triệu đồng/lượng bán ra. Nhẫn tròn Phú Quý 999.9 giao dịch ở mức 101,4-104,9 triệu đồng/lượng, tăng 500 nghìn đồng/lượng mua vào và 1,3 triệu đồng/lượng bán ra. Vàng trang sức Phú Quý loại 999,9 giá 101,1-104,7 triệu đồng/lượng, tăng 600 nghìn đồng/lượng mua vào và 700 nghìn đồng/lượng bán ra.
Vàng miếng SJC tại Bảo Tín Mạnh Hải niêm yết ở mức 102,8-106,2 triệu đồng/lượng, tăng 600 nghìn đồng/lượng mua vào và 1 triệu đồng/lượng bán ra. Vàng nữ trang Bảo Tín Mạnh Hải loại 999,9 giá 101-104,8 triệu đồng/lượng, tăng 700 nghìn đồng/lượng mua vào và 400 nghìn đồng/lượng bán ra.
Giá vàng Mi Hồng sáng nay giao dịch ở mức 103,2-104,7 triệu đồng/lượng, tăng 700 nghìn đồng/lượng mua vào và 200 nghìn đồng/lượng bán ra.
Vàng thế giới lập đỉnh mới
Giá vàng thế giới đã bứt phá qua ngưỡng 3.200 USD vào thứ sáu, khi đồng USD suy yếu và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng căng thẳng khơi dậy nỗi lo suy thoái, khiến các nhà đầu tư đổ xô vào kim loại quý như một nơi trú ẩn an toàn.

Giá vàng giao ngay tăng gần 2%, đạt 3.235,89 USD/ounce vào lúc 2h32 chiều theo giờ ET (18h32 GMT), sau khi chạm mức kỷ lục 3.245,28 USD trong phiên giao dịch trước đó. Tính chung cả tuần, giá vàng đã tăng hơn 6%.
Hợp đồng vàng tương lai tại Mỹ cũng tăng 2,1%, chốt phiên ở mức 3.244,6 USD.
"Trong bối cảnh chiến tranh thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng làm đảo lộn thế giới, vàng rõ ràng được xem là tài sản trú ẩn an toàn được ưa chuộng. Đồng USD mất giá, trái phiếu kho bạc Mỹ bị bán tháo mạnh, khi niềm tin vào Mỹ như một đối tác thương mại đáng tin cậy suy giảm", ông Nitesh Shah, chiến lược gia hàng hóa tại WisdomTree, nhận định.
Trung Quốc vào thứ sáu đã nâng mức thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Mỹ lên 125%, làm gia tăng căng thẳng trong cuộc đối đầu giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chỉ số đồng USD giảm so với các đồng tiền khác, khiến vàng định giá bằng USD trở nên rẻ hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Sự kết hợp giữa hoạt động mua vào của các ngân hàng trung ương, kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất, bất ổn địa chính trị và dòng vốn mạnh mẽ đổ vào các quỹ ETF vàng cũng đã hỗ trợ đà tăng của vàng trong năm nay.
Dữ liệu cho thấy giá sản xuất hàng tháng tại Mỹ bất ngờ giảm 0,4% trong tháng ba, nhưng các mức thuế mới áp lên hàng nhập khẩu được dự báo sẽ đẩy lạm phát tăng cao trong những tháng tới.
Các nhà giao dịch hiện đặt cược rằng Fed sẽ tiếp tục cắt giảm lãi suất vào tháng 6 và dự kiến tổng cộng khoảng 90 điểm cơ bản cắt giảm cho đến cuối năm 2025.
"Một đợt điều chỉnh nhỏ (đối với vàng) sẽ không bất ngờ, nhưng xu hướng dài hạn vẫn là tăng mạnh, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và giá sản xuất (PPI) tạo thêm dư địa cho Fed cắt giảm lãi suất, đồng thời tiếp tục gây áp lực giảm giá lên đồng USD", nhà giao dịch kim loại độc lập, Tai Wong cho biết.
Vàng, tài sản không sinh lãi suất và thường được xem là công cụ phòng ngừa bất ổn toàn cầu và lạm phát, cũng có xu hướng tăng giá trong môi trường lãi suất thấp.
Tuy nhiên, các nhà phân tích tại UBS lưu ý rằng một số diễn biến có thể kìm hãm đà tăng của vàng, chẳng hạn như giảm căng thẳng địa chính trị, sự trở lại của các mối quan hệ thương mại hợp tác hơn, hoặc sự cải thiện đáng kể trong bức tranh kinh tế vĩ mô và tài khóa của Mỹ.
Giá bạc giao ngay tăng 3,2% lên 32,18 USD/ounce, trong khi bạch kim giảm 0,2% xuống 936,36 USD. Palladi tăng 0,7%, đạt 914,87 USD.