0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 27/03/2024 08:34 (GMT+7)

Cảnh giác 7 chiêu thức lừa đảo trực tuyến

Theo dõi KT&TD trên

Cục An toàn thông tin (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa phát cảnh báo, lưu ý người dùng Internet tại Việt Nam về chiến dịch lừa đảo trực tuyến qua email mới, có quy mô quốc tế, có khả năng ảnh hướng tới người dùng Việt.

Lừa đảo trực tuyến qua email mới  
Lừa đảo trực tuyến qua email mới

Lừa đảo đọc sách nhận lương

“Đọc sách mỗi ngày để nhận lương” được nhận định là hình thức lừa đảo online nổi bật gần đây, biến tướng từ hình thức “thực hiện nhiệm vụ”, “nhận thưởng”.

Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân cảnh giác khi gặp các trường hợp, hành vi bất thường, không minh bạch trên mạng xã hội.

Chiếm đoạt tiền tỉ của phụ huynh đăng ký khóa tu mùa hè

Các đối tượng lập trang “tu sinh mùa hè” đã lừa của một phụ huynh tại Hà Nội tới 2,8 tỉ đồng.

Trước chiêu trò lừa đảo bằng các khóa tu mùa hè đang rộ lên trên mạng, Cục An toàn thông tin khuyên người dân cẩn trọng khi tìm hiểu thông tin về các khóa học trên mạng xã hội. Người dân không tham gia các hội, nhóm không có thông tin rõ ràng, minh bạch.

Người dân cũng cần lưu ý không làm theo hướng dẫn của đối tượng lạ, nhất là những việc liên quan đến giao dịch chuyển tiền, cung cấp thông tin cá nhân.

Ứng dụng lừa đảo tiền điện tử trên App Store

Đại diện Cục An toàn Thông tin cho biết Leather mới đây đã đưa ra cảnh báo về ứng dụng giả mạo ví tiền điện tử của họ trên App Store trong khi họ chưa cung cấp dịch vụ tương tự trên nền tảng iOS.

Một số người dùng đã báo cáo việc bị đánh cắp tiền điện tử sau khi sử dụng ví điện tử giả mạo. Người dùng tại Việt Nam cần cảnh giác với ứng dụng giả mạo ví quản lý tiền điện tử của Leather. Đến nay, ứng dụng lừa đảo này vẫn xuất hiện trên App Store.

Theo Cục An toàn Thông tin, trường hợp đã lỡ đăng nhập thông tin vào ứng dụng giả mạo, người dùng cần nhanh chóng chuyển tiền điện tử sang một ví điện tử khác an toàn.

Người dân không nên truy cập vào các đường link nhận được qua tin nhắn; Cảnh giác với các yêu cầu cài đặt phần mềm. Khi cài đặt ứng dụng, nhất là ứng dụng liên quan đến tài chính, người dân cần xem xét cẩn thận các quyền mà ứng dụng yêu cầu cũng như đọc kỹ các điều khoản, chính sách.

Lừa đảo trên sàn tiền ảo

Một phụ nữ tên H. sống tại Ba Vì (Hà Nội) vừa bị lừa đảo, chiếm đoạt 750 triệu đồng sau khi đăng ký tài khoản tham gia đầu tư sàn giao dịch tiền ảo có thể kiếm nhiều lợi nhuận.

Cục An toàn thông tin khuyến nghị người dân không tham gia đầu tư, mua bán trên các sàn giao dịch tiền ảo, tiền kỹ thuật số hay website, app đầu tư tiền ảo.

Bởi lẽ, việc đầu tư này tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho nhà đầu tư, do các sàn tiền ảo chưa có đại diện pháp luật tại Việt Nam và tiền ảo cũng chưa được pháp luật Việt Nam công nhận.

Cảnh giác 7 chiêu thức lừa đảo trực tuyến - Ảnh 1

Lừa đảo bằng chiêu "cần người giữ hộ tiền"

Thủ đoạn của các đối tượng là đăng hình ảnh, bài viết giả danh là bác sĩ, doanh nhân, kỹ sư người nước ngoài trên mạng xã hội và kết bạn với nạn nhân. Đối tượng tự nhận đang làm việc tại nước có chiến tranh, hiện có nhiều ngoại tệ cần người tin tưởng giữ hộ.

Khi nạn nhân tin, đối tượng lại giả danh nhân viên chuyển hàng quốc tế, nhân viên sân bay để liên lạc yêu cầu gửi các loại phí, thuế... thì mới nhận được gói hàng chứa ngoại tệ.

Bằng thủ đoạn này, nhóm đối tượng đã lừa đảo xuyên quốc gia, chiếm đoạt số tiền gần 100 tỉ đồng của nhiều nạn nhân trên cả nước.

Cục An toàn thông tin đề nghị người dân nâng cao cảnh giác khi có người lạ làm quen trên mạng, không cung cấp thông tin cá nhân, không làm theo hướng dẫn của đối tượng lạ - đặc biệt là yêu cầu chuyển tiền. Người dân cũng cần xác minh lý lịch của đối tượng để tránh sập bẫy lừa đảo.

Chiến dịch lừa đảo trực tuyến mới qua email

Theo Cục An toàn thông tin, một chiến dịch lừa đảo quy mô quốc tế đang diễn ra. Cuộc tấn công bắt đầu từ email lừa đảo chủ đề “tiền lương” để lừa người nhận mở tài liệu Microsoft Word đính kèm.

Tệp word khi được mở sẽ yêu cầu nạn nhân nhập mật khẩu được cung cấp trong email và cho phép chỉnh sửa, sau đó nhấp đúp vào biểu tượng máy in trong tài liệu để xem biểu đồ lương. Từ đó, đối tượng tấn công và chiếm đoạt tài sản trên thiết bị nạn nhân.

Trước thông tin về chiến dịch lừa đảo trên, Cục An toàn thông tin đề nghị người dân cẩn trọng trước các tệp được gửi từ nguồn không tin cậy hoặc nội dung email đáng ngờ.

Người dân cần kiểm tra kỹ địa chỉ người gửi email và nội dung email, không tùy tiện bấm vào tệp đính kèm, đường dẫn có trong email khi thấy nghi ngờ.

Người dùng cũng nên sử dụng phần mềm diệt virus quét các tệp đính kèm email; thường xuyên thay đổi mật khẩu email; cài đặt bảo mật 2 lớp cho email.

Mất tiền vì cài phần mềm dịch vụ công giả mạo

Dù không phải là hình thức lừa đảo mới, song gần đây, nhiều người dân bị dính bẫy lừa cài phần mềm dịch vụ công giả mạo, tạo cơ hội để đối tượng chiếm điều khiển điện thoại và từ đó lấy cắp tài sản.

Để phòng tránh chiêu lừa trên, người dân được khuyến nghị cảnh giác với những cuộc gọi, tin nhắn lạ, nhất là cuộc gọi, tin nhắn xưng là cán bộ cơ quan nhà nước; không làm việc, không cung cấp thông tin cá nhân và cũng không làm theo các yêu cầu qua điện thoại.

Trước thủ đoạn lừa đảo tinh vi, nhiều diễn biến phức tạp trên không gian mạng, Bộ Công an đã có khuyến cáo, người dân cần chủ động nâng cao ý thức cảnh giác trước các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không quen biết. Cẩn trọng trước khi quét mã QR, đặc biệt cảnh giác với các mã QR được dán hoặc chia sẻ ở những nơi công cộng hoặc gửi qua mạng xã hội, email...

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Cảnh giác 7 chiêu thức lừa đảo trực tuyến. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Bổ nhiệm 2 Thứ trưởng
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các Quyết định bổ nhiệm 2 Thứ trưởng Bộ Xây dựng.
Những việc cần làm khi xảy ra mưa lũ, sạt lở đất
Trong số 22 loại hình thiên tai, mưa lũ và sạt lở đất là những mối nguy hiểm phổ biến và khó lường nhất, thường gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Chính vì thế, việc hiểu rõ và triển khai các biện pháp phòng ngừa là vô cùng cần thiết.
Hà Nội: Cần có phương án tăng cường bảo vệ công trình cầu vượt sông
Nhằm bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong diễn biến thời tiết mưa lũ phức tạp, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã có công văn đề nghị Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có phương án tăng cường bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình cầu vượt sông và phòng tránh chướng ngại vật va

Tin mới

Những việc cần làm khi xảy ra mưa lũ, sạt lở đất
Trong số 22 loại hình thiên tai, mưa lũ và sạt lở đất là những mối nguy hiểm phổ biến và khó lường nhất, thường gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Chính vì thế, việc hiểu rõ và triển khai các biện pháp phòng ngừa là vô cùng cần thiết.
Hà Nội: Cần có phương án tăng cường bảo vệ công trình cầu vượt sông
Nhằm bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong diễn biến thời tiết mưa lũ phức tạp, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã có công văn đề nghị Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có phương án tăng cường bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình cầu vượt sông và phòng tránh chướng ngại vật va
Thiết kế đẳng cấp nâng tầm chuẩn sống tại tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence
Tổ hợp căn hộ cao cấp Pearl Residence nổi bật với vị trí đắc địa sát biển cùng mật độ xây dựng thấp, hệ thống tiện ích cao cấp bậc nhất nơi “đất vàng xứ Nghệ” Cửa Lò. Các căn hộ được thiết kế tối ưu không gian để các chủ nhân tương lai thỏa sức sáng tạo cho mái ấm của mình nơi miền biển.
Tháo gỡ nút thắt trong chuyển đổi xanh: Biến phát triển bền vững thành động lực tạo giá trị
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD) đã tổ chức thành công Diễn đàn Doanh nghiệp Phát triển bền vững Việt Nam (VCSF) 2024 với chủ đề “Net Zero 2050: Bồi Đắp Niềm Tin – Kiến Tạo Chuyển Đổi” tại Hà Nội.