0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 28/12/2023 06:48 (GMT+7)

Tăng cường phân cấp, bảo đảm hiệu quả quản lý Nhà nước về phát triển đô thị

Theo dõi KT&TD trên

Đây là một trong những chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính đối với Luật Quản lý phát triển đô thị trong phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 12/2023.

Tăng cường phân cấp, bảo đảm hiệu quả quản lý Nhà nước về phát triển đô thị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 12/2023 (ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Thể chế hóa chủ trương tại Nghị quyết số 06-NQ/TW

Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ thảo luận, xem xét, cho ý kiến đối với 9 nội dung gồm 7 đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và 02 dự thảo Luật gồm: Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Dẫn độ; Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Pháp lệnh Quản lý, bảo vệ Khu di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Luật Quản lý phát triển đô thị; Luật Tương trợ tư pháp về dân sự; Dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Chính phủ đã nghe tờ trình tóm tắt đề nghị xây dựng; báo cáo tiếp thu ý kiến thẩm định; tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành; xem xét về quy trình, thủ tục chuẩn bị; các yêu cầu, nguyên tắc xây dựng luật, pháp lệnh; tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan; tham khảo kinh nghiệm quốc tế; phân tích sâu các vấn đề căn cơ và có ý kiến tại các dự án luật, pháp lệnh.

Về đề nghị xây dựng Luật Quản lý phát triển đô thị do Bộ Xây dựng chuẩn bị, các đại biểu tham dự phiên họp đã cùng phân tích chính sách về phân loại, quản lý phát triển bền vững hệ thống đô thị; quản lý phát triển mới, cải tạo chỉnh trang và tái phát triển đô thị; quản lý phát triển hạ tầng đô thị; quản lý phát triển không gian ngầm đô thị.

Trong đó, nhiều đại biểu cho rằng, cần thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về quản lý phát triển đô thị, nhất là Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, khi xây dựng Luật cần chú trọng đến thiết kế đô thị, xây dựng công trình ngầm; cần quan tâm chế tài quản lý quy hoạch; có quy định trong việc ưu tiên tách riêng hệ thống nước thải đô thị để xử lý…

Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sát thực tiễn, nghiêm túc tiếp thu, giải trình cặn kẽ, có cơ sở với tinh thần xây dựng cao của các thành viên Chính phủ cũng như sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong xây dựng pháp luật; khẳng định quyết tâm của Chính phủ trong thực hiện 3 đột phá chiến lược, trong đó có đột phá về xây dựng, hoàn thiện thể chế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị, các bên cần cần nhắc các nội dung đưa vào trong luật, tiếp tục tổng kết các quy định pháp luật về quản lý phát triển đô thị và pháp luật có liên quan; đánh giá một cách khách quan những tồn tại, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai; đề xuất những quy định, biện pháp phù hợp; rà soát, bảo tính đồng bộ, thống nhất với các quy định pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, cần tăng cường phân cấp, phân quyền; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về phát triển đô thị; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, bảo đảm thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức liên quan…

Các quy định phù hợp với yêu cầu thực tiễn

Thời gian qua, Chính phủ và các Bộ, ngành, cơ quan đã nỗ lực đầu tư công sức và tổ chức nhiều hoạt động đem đến sự đột phá chiến lược về hoàn thiện thể chế. Tuy đạt nhiều kết quả tích cực, song công tác này vẫn còn nhiều nội dung cần thực hiện, nhất là trong bối cảnh vấn đề mới phát sinh hoặc quy định chưa theo kịp thực tiễn.

Do đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, các thành viên Chính phủ phải tiếp tục đổi mới và đầu tư nhiều hơn nữa cho công tác xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế để thúc đẩy quá trình xây dựng thể chế nhanh, kịp thời.

Hệ thống văn bản pháp luật phải có chất lượng nhằm khơi thông, tháo gỡ vướng mắc và thúc đẩy quá trình phát triển theo kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa với lộ trình, bước chuyển tiếp phù hợp.

Trong đó, tập trung tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm tiến độ, chất lượng xây dựng, trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; tiếp tục rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật, nâng cao năng lực phản ứng chính sách trong bối cảnh tình hình mới; đầu tư nguồn lực, cơ sở vật chất cho công tác thể chế; bổ sung, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức làm công tác pháp chế; có chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp.

Đồng thời, phải tăng cường vai trò người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực quản lý; có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, cơ quan; có sự chia sẻ, lắng nghe ý kiến của các cơ quan, Ủy ban của Quốc hội, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội; lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, người có tâm huyết, ý kiến của nhân dân và tiếp thu, chắt lọc kinh nghiệm quốc tế áp dụng phù hợp vào điều kiện, hoàn cảnh đất nước.

Các bên phải xây dựng và hoàn thiện pháp luật, thể chế theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực phù hợp và tăng cường kiểm tra, giám sát, phải có công cụ để giám sát, kiểm tra; cắt giảm tối đa thủ tục, giảm tối đa chi phí không cần thiết cho người dân, doanh nghiệp, giảm chi phí đầu vào, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế.

Trước mắt, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành quyết liệt thực hiện chương trình công tác về xây dựng pháp luật còn lại của năm 2023; khẩn trương xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh còn nợ đọng, những văn bản có hiệu lực từ 1/1/2024; điều chỉnh và triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; chuẩn bị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Các Bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội để chuẩn bị các hồ sơ tài liệu và tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với các nhiệm vụ phục vụ các Kỳ họp tới đây của Quốc hội.

Bạn đang đọc bài viết Tăng cường phân cấp, bảo đảm hiệu quả quản lý Nhà nước về phát triển đô thị. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Cần những “liều thuốc mạnh” cho thị trường bất động sản
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ rõ, vấn đề nổi bật của thị trường BĐS là mất cân đối cung - cầu, cơ cấu sản phẩm bất hợp lý. Nhiều doanh nghiệp thiếu tài nguyên, nguồn lực để phát triển dự án. Thị trường này cần những "liều thuốc mạnh" thực chất hơn.
Lãng phí hàng vạn nhà tái định cư để hoang
Hà Nội, TP.HCM và nhiều đô thị lớn đang đối mặt nghịch lý hàng chục nghìn căn hộ tái định cư bị bỏ hoang, nhếch nhác. Trong khi đó, nhiều người dân thu nhập thấp phải ở nhà thuê không đảm bảo chất lượng sống tối thiểu, chỉ mong được mua nhà ở xã hội.
Đề xuất áp giá trần với nhà ở xã hội: Cần thêm thời gian đánh giá kỹ
Bộ Tư pháp vừa đề xuất bổ sung quy định áp giá trần với nhà ở xã hội trong dự thảo Nghị quyết về chính sách đặc thù, nhằm đảm bảo người dân tiếp cận được nhà ở với mức giá hợp lý. Tuy nhiên, Bộ Xây dựng chưa đồng tình, cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện hơn trước khi áp dụng.
Thị trường bất động sản phía Nam sôi động trở lại
TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của thị trường BĐS sau thời gian dài trầm lắng. Hàng loạt dự án mới được công bố, mở bán rầm rộ, cho thấy các DN đang đón đầu chu kỳ phục hồi với kỳ vọng lớn vào nhu cầu thực và sự tháo gỡ vướng mắc pháp lý từ chính sách mới.
Cầu căn hộ dịch vụ tại Hà Nội cải thiện nhờ dòng vốn FDI
Phân khúc căn hộ dịch vụ tại Thủ đô đang chứng kiến sự phục hồi tích cực, được thúc đẩy bởi dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cùng nhu cầu lưu trú dài hạn đến từ các chuyên gia nước ngoài. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thị trường bất động sản Hà Nội sau giai đoạn trầm lắng kéo dài.

Tin mới

Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tổng tiến công buôn lậu, hàng giả; xử lý nghiêm tham nhũng, tiêu cực không vùng cấm, không ngoại lệ
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm bản quyền, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thời gian từ ngày 15/5 2025 đến ngày 15/6/2025, sau đó sẽ tiến hành sơ kết đánh giá.