Trước khi bị thu hồi, khu đất này từng được thành phố Hà Nội phê duyệt xây dựng tổ hợp Nam Đàn Plaza với chức năng làm văn phòng cao cấp, trung tâm thương mại, khách sạn, kết hợp căn hộ để ở.
Khu đất dự án Nam Đàn Plaza bị thu hồi có diện tích 9.584m2, nằm trên trục đường Vành đai 3, thuộc địa phận quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Theo thiết kế, dự án gồm 2 tòa tháp cao 40 và 44 tầng với 3 tầng hầm, dự kiến hoàn thành vào quý II/2015, tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Sau khi có quyết định thu hồi, các lán trại, nhà tạm phía bên trong khu đất dự án Nam Đàn Plaza đã được tháo dỡ trả mặt bằng, chỉ còn lại bãi đất trống với cỏ dại mọc um tùm. Hiện tại, xung quanh ô đất của dự án Nam Đàn Plaza, các dự án khác đã xây dựng và đưa vào sử dụng. Người dân ở Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm cho biết, khu đất nhiều nằm để không, nhếch nhác, gây mất mỹ quan, đồng thời hy vọng khu đất sớm được triển khai dự án mới, tránh gây lãng phí. Liên quan đến khu đất này, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định thu hồi 9.584m2 đất tại ô đất ký hiệu E1.2 vào năm 2002 và giao cho Công ty TNHH dịch vụ xuyên Thái Bình Dương (nay là Công ty Cổ phần địa ốc dầu khí viễn thông) thuê trong thời hạn 30 năm để xây dựng Trung tâm tang lễ. Đến ngày 9/11/2006, UBND thành phố cho phép công ty này chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất trên từ mục đích xây dựng Trung tâm Tang lễ văn minh sang xây dựng khách sạn 5 sao. Tuy nhiên, sau đó dự án này vẫn "bất động" nhiều năm bởi các ông chủ sở hữu lần lượt vướng vào vòng lao lý. Cụ thể, một cổ đông lớn của dự án Nam Đàn Plaza là Chủ tịch HĐQT Công ty 1/5 Lê Hòa Bình bị bắt trong vụ lừa bán khống đất dự án Thanh Hà Cienco5. Đáng chú ý, trong vụ chuyển nhượng cổ phần bất động sản tại dự án Nam Đàn Plaza, Trịnh Xuân Thanh khi đó với cương vị Chủ tịch HĐQT PVC đã chỉ đạo cho lãnh đạo PVP Land bán toàn bộ vốn góp tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương với giá thấp hơn giá trị thực tế để cùng nhau chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng. 7 năm sau thương vụ trên, cơ quan điều tra đã khởi tố Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm với tội danh “tham ô tài sản”. Khu đất có ví trí là "đất vàng" của quận Nam Từ Liêm. Giá đất ở mặt đường Phạm Hùng này đang được rao bán với giá trên dưới 200 triệu/m2, tuỳ vị trí.
Với những vướng mắc về pháp lý, nguồn vốn, quỹ đất khiến cho Đề án “Xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà cho người thu nhập thấp và công nhân trong giai đoạn 2021 – 2030” chưa đạt được mục tiêu kỳ vọng.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp.
Giấc mơ sở hữu một căn nhà từ lâu đã trở thành biểu tượng của sự thành công và ổn định trong cuộc sống. Tuy nhiên, với thế hệ trẻ hiện nay, giấc mơ này dường như ngày càng xa vời. Vậy đâu là những lý do khiến việc mua nhà trở nên khó khăn đến vậy đối với giới trẻ hiện nay?
Thị trường bất động sản Việt Nam những năm gần đây chứng kiến sự dịch chuyển đáng kể của dòng tiền đầu tư từ trung tâm các thành phố lớn ra các khu vực vùng ven.
Dự án Khu công nghiệp VISP Thái Bình thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) với diện tích lớn thứ hai thuộc huyện Thái Thuỵ. Dự án hứa hẹn sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của tỉnh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình nhanh và bền vững.
Thời gian qua, các địa phương đồng loạt cảnh báo người dân cẩn trọng trước những thông tin không chính thống về sáp nhập tỉnh thành, đồng thời phải phản ánh những tin đồn sai sự thật, đầu cơ thổi giá, lũng đoạn thị trường đến các cơ quan chức năng trên địa bàn.
Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc một số dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
Hiệp hội Cà phê cacao Việt Nam ước tính trong quý đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê sẽ đạt khoảng 2,8 tỷ USD; nếu mức giá này duy trì được trong 3 quý còn lại, cả năm có thể thiết lập mốc kỷ lục 8 tỷ USD.
Chiều nay (1/4), giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, kéo giá vàng trong nước tăng thêm từ 200 đến 900 nghìn đồng/lượng. Hiện giá nhẫn tròn trơn Bảo Tín Minh Châu bán ra tại mốc 102,70 triệu đồng/lượng.
Năm 2024 đánh dấu sự gia tăng đáng kể việc dịch chuyển dân cư và đầu tư bất động sản xanh, bền vững tại các thành phố vệ tinh của Hà Nội. Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn.
Với những vướng mắc về pháp lý, nguồn vốn, quỹ đất khiến cho Đề án “Xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà cho người thu nhập thấp và công nhân trong giai đoạn 2021 – 2030” chưa đạt được mục tiêu kỳ vọng.
Quỹ phát triển nhà ở xã hội quốc gia là quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước do Chính phủ thành lập, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.
Trong ngành đồ uống đầy cạnh tranh, sản phẩm lõi chính là "linh hồn" giúp thương hiệu ghi dấu ấn trong lòng khách hàng. Các thương hiệu đồ uống thành công đều có chung một bí quyết là xây dựng sản phẩm biểu tượng kết hợp chiến lược kinh doanh thông minh.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Nam Định phối hợp với các phòng nghiệp vụ Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an
Trà sữa cốm trân châu dẻo là sự kết hợp độc đáo giữa hương cốm thanh mát, vị trà sữa béo ngậy và trân châu mềm dẻo tan trong miệng. Thức uống này không chỉ ngon miệng mà còn mang đậm dấu ấn ẩm thực Việt, chinh phục giới trẻ bằng sự mới lạ và tinh tế.
Thị trường nông sản Việt Nam đang đứng trước một "cơn lốc" nhập khẩu mạnh mẽ, với sự đổ bộ ngày càng gia tăng của các loại trái cây, thịt và nhiều mặt hàng nông nghiệp khác từ khắp nơi trên thế giới.
Từ 31/3/2025, một số mặt hàng như ô tô, gỗ, Ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân, quả táo tươi, cherry, nho khô... sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Trà và cà phê không chỉ là những thức uống quen thuộc trong đời sống hàng ngày, mà còn đóng vai trò quan trọng trong văn hóa đại chúng trên toàn thế giới.
Những năm gần đây, thị trường F&B tại Việt Nam chứng kiến sự trỗi dậy của nhiều thương hiệu đồ uống mang tính biểu tượng. Mỗi doanh nghiệp bước vào sân chơi này đều đem đến những giá trị riêng, góp phần làm thay đổi thói quen tiêu dùng của khách hàng Việt.
Thị trường bia rượu Việt Nam trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều biến động mạnh mẽ, đặc biệt là dưới tác động của các chính sách thuế mới được ban hành.
Thời gian qua, thị trường bất động sản Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng dành cho nhà ở xã hội được xem như "liều thuốc" kích thích quan trọng không chỉ cho phân khúc này mà còn cho toàn bộ thị trường.
Thị trường trà sữa Việt Nam đã trải qua một hành trình phát triển đầy biến động trong thập kỷ qua. Từ những cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ ban đầu, ngành trà sữa đã chuyển mình thành một thị trường sôi động với sự tham gia của nhiều thương hiệu lớn nhỏ, trong nước và quốc tế.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp.
Trà sữa tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành F&B toàn cầu, dự kiến đạt 3,39 tỷ USD vào năm 2027. Sự kết hợp độc đáo giữa trà, sữa và topping giúp thức uống này chinh phục giới trẻ, mở rộng thị trường từ châu Á sang Mỹ, châu Âu.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 708/QĐ-TTg ngày 31/3/2025 kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật (Ban Chỉ đạo).