0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ bảy, 08/04/2023 07:32 (GMT+7)

SHS đặt mục tiêu lãi nghìn tỷ năm 2023, không thực hiện chia cổ tức

Theo dõi KT&TD trên

SHS đặt chỉ tiêu doanh thu năm nay đạt 1.942,2 tỷ đồng, tăng 25,5% so với thực hiện năm 2022. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 1.103,4 tỷ đồng, gấp 5,6 lần.

CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (mã: SHS) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông năm 2023. Theo đó, SHS đặt chỉ tiêu doanh thu năm nay đạt 1.942,2 tỷ đồng, tăng 25,5% so với thực hiện năm 2022. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế 1.103,4 tỷ đồng, gấp 5,6 lần.

Năm 2022, Công ty chứng khoán này ghi nhận doanh thu 1.547,7 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 197,3 tỷ đồng, thực hiện lần lượt 45,1% và 9,7% kế hoạch đề ra.

SHS đặt mục tiêu lãi nghìn tỷ năm 2023, không thực hiện chia cổ tức năm 2022 - Ảnh 1
SHS đặt chỉ tiêu doanh thu năm nay đạt 1.942,2 tỷ đồng, tăng 25,5% so với thực hiện năm 2022.

Về phương án chia cổ tức năm 2022, SHS sẽ trình Đại hội cổ đông phương án không thực hiện chia cổ tức để phục vụ các hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2023, theo đó toàn bộ lợi nhuận còn lại tính đến thời điểm 31/12/2022 sau khi trích lập các quỹ sẽ được giữ lại.

Về danh mục tự doanh của công ty, theo báo cáo tài chính năm 2022 đã kiểm toán mới công bố, tại thời điểm 31/12/2022, các tài sản tài chính FVTPL của SHS tăng gần hai lần từ 2.202 tỷ đồng thời điểm đầu năm lên 4.099 tỷ đồng. Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) tăng 3,8 lần lên 675 tỷ đồng.

Chi tiết về danh mục trái phiếu, tại thời điểm cuối năm 2022, SHS đang nắm giữ 358 tỷ đồng trái phiếu CTCP Bamboo Capital, 306 tỷ đồng trái phiếu CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải, 240 tỷ đồng trái phiếu CTCP Neo Floor, 203 tỷ đồng trái phiếu Ngân hàng TMCP Bắc Á, 200 tỷ đồng trái phiếu Ngân hàng Bưu điện Liên Việt,...

Về danh mục cổ phiếu, SHS đầu tư nhiều nhất vào cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) với tổng giá trị đầu tư 421 tỷ đồng (đang ghi nhận lãi 18%, tương đương 76 tỷ đồng), tiếp đến là cổ phiếu của CTCP Tôn Đông Á (200 tỷ đồng),...

Trong một diễn biến có liên quan, cổ phiếu SHS của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội sẽ được phép cấp margin trở lại kể từ ngày 7/4/2023. Trước đó, kể từ ngày 23/8/2022 do lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2022 trên BCTC soát xét ghi nhận âm, SHS đã không được phép giao dịch ký quỹ.

Tuy nhiên, nhờ 6 tháng cuối năm lãi hơn 220 tỷ đồng, SHS vẫn có lợi nhuận dương trong cả năm 2022. Theo BCTC kiểm toán năm 2022, SHS có lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là hơn 162 tỷ đồng, giảm 88% so với cùng kỳ năm 2021.

Tới đây vào ngày 28/4, SHS sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2023. Theo kế hoạch được trình cho đại hội, SHS dự báo VN-Index sẽ giao dịch trong vùng 1.120-1.150 điểm với giá trị giao dịch bình quân là 12.000 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SHS đã có sự vận động tích cực trở lại trong tháng 3/2022, qua đó có 2/3 tháng tăng giá trong quý 1/2023. Tính từ đầu năm đến hết phiên 6/4, cổ phiếu SHS đã tăng 10,7% và hiện đã đứng trước cơ hội lấy lại xu hướng tăng dài hạn nếu bứt khá khỏi vùng giá 10.000 đồng/cổ phiếu.

Phương Anh

Bạn đang đọc bài viết SHS đặt mục tiêu lãi nghìn tỷ năm 2023, không thực hiện chia cổ tức. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cộng Cà phê: Hành trình từ quán nhỏ đến thương hiệu Quốc tế
Hành trình của Cộng Cà Phê từ một quán nhỏ đến một thương hiệu toàn cầu là một câu chuyện đầy cảm hứng. Với sự khác biệt, sáng tạo và kiên trì, Cộng Cà Phê đã chứng minh rằng ngay cả với vốn điều lệ nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể đạt được những thành công lớn

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.