0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 08/02/2023 15:16 (GMT+7)

Cty CP Dầu thực vật Tân Bình bị xử phạt liên quan đến chứng khoán

Theo dõi KT&TD trên

Số liệu tài chính của Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình (Nakydako) trong năm 2021 khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại rủi ro.

Số liệu tài chính của Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình (Nakydako) trong năm 2021 khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại rủi ro. Đơn vị này cũng có nhiều vi phạm trong việc công bố thông tin tài chính theo quy định pháp luật.

Ngày 10/01/2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng mới ban hành Quyết định số 09/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình (địa chỉ: 889 Trường Chinh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP.HCM) với số tiền 100 triệu đồng.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông tin, Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình có hành vi vi phạm không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật (Công ty không thực hiện công bố thông tin trên hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: Báo cáo tài chính năm 2020, 2021 đã được kiểm toán, Báo cáo thường niên năm 2020, 2021; Nghị quyết, Biên bản và tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên năm 2021; Báo cáo tình hình quản trị công ty 6 tháng đầu năm 2021, Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2020, 2021).

Được biết, Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình trải qua 50 năm hình thành và phát triển, đạt được nhiều danh hiệu lớn như giải thưởng thương hiệu mạnh 2022, hàng Việt Nam chất lượng cao, Vào vàng Đất Việt... cùng nhiều sản phẩm của đơn vị được xuất sang các thị trường lớn ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Để có được sự thành công đó, theo lời phát biểu của ông Trần Chí Tâm, Giám đốc Kinh doanh Công ty tại buổi ra tri ân và ra mắt sản phẩm mới hồi giữa năm 2022 đơn vị thực hiện công cuộc cải tổ chưa từng có với tâm huyết, sức lực và sự đồng lòng của cả “gia đình” Nakydako. Bên cạnh đó, nền tảng cho sự phát triển bền vững của Nakydaco chính là văn hóa "chân thành". Sự chân thành kết nối lãnh đạo và nhân viên, kết nối giữa người với người, đưa toàn thể cùng nhìn về một hướng, nhìn về một mục tiêu chung, một đại gia đình Nakydaco đoàn kết mạnh mẽ.

Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình bị xử phạt liên quan đến vi phạm chứng khoán - Ảnh 1
Nakydako phát triển vượt bậc trong năm 2022 nhưng có bền vững?

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2022 của Công ty, tổng tài sản của Nakydaco đã tăng gần gấp 3 lần, từ 355 tỉ đồng hồi đầu năm lên 906 tỉ đồng vào cuối năm. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp trong năm 2022 là hơn 118 tỉ đồng, gấp 5 lần so với hồi năm ngoái. Mặc dù vậy, vay và nợ thuế tài chính tăng từ 30 tỉ đồng hồi đầu năm lên tới gần 1.759 tỉ đồng vào cuối năm 2022.

Thuyết minh tài chính của Nakydaco cho thấy, trong năm 2022, đơn vị có 2 lần vay của ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh Tân Bình với tổng số tiền gần 399 tỉ đồng. Trong đó có gần 365 tỉ đồng vay trong thời hạn 4 tháng với lãi suất 4,5%.

Trong số tổng tài sản 906 tỉ đồng của Nakydaco thì có tới gần 653 tỉ đồng nợ phải trả ngắn hạn, chiếm 72 % tổng tài sản. Nợ phải trả tính đến ngày 31/12/2022 của Nakydaco tăng gấp 3 lần so với hồi đầu năm. Số nợ phải trả này cũng gấp hơn 3 lần vốn chủ sở hữu (220 tỉ đồng).

Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình bị xử phạt liên quan đến vi phạm chứng khoán - Ảnh 2
Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của Công ty CP Dầu thực vật Tân Bình tính đến ngày 31/12/2022.

TS Kinh tế Nguyễn Minh Khang - giảng viên trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM cho biết, trên lý thuyết tỉ lệ tổng nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E) giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp và làm thế nào doanh nghiệp có thể chi trả cho các hoạt động. Thông thường, nếu hệ số này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, còn ngược lại thì tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu.

Về nguyên tắc, hệ số này càng nhỏ, có nghĩa là nợ phải trả chiếm tỉ lệ nhỏ so với tổng tài sản hay tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp ít gặp khó khăn hơn trong tài chính. Tỉ lệ này càng lớn thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp càng lớn.

Trên thực tế, nếu nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu có nghĩa là doanh nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất ngày một tăng cao. Các chủ nợ hay ngân hàng cũng thường xem xét, đánh giá kỹ tỉ lệ nợ (và một số chỉ số tài chính khác) để quyết định có cho doanh nghiệp vay hay không.

Chính vì thế, nhiều nhà đầu tư đang lo ngại Nakydaco có mức tăng trưởng tài chính ẩn tượng trong năm 2022 nhưng liệu với những khoản nợ phải trả đang cao hơn nhiều lần vốn chủ sở hữu khiến doanh nghiệp phát triển kinh tế thiếu bền vững và có thể gặp khó khăn trong năm 2023.

Đông Anh

Bạn đang đọc bài viết Cty CP Dầu thực vật Tân Bình bị xử phạt liên quan đến chứng khoán. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp tư nhân Việt: Sẵn sàng vươn ra biển lớn
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang biến động không ngừng, các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế. "Vươn ra biển lớn" không còn là khẩu hiệu xa vời, mà đã trở thành hành trình thực tế của nhiều doanh nghiệp Việt.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.
Tinh thần khởi nghiệp Việt: Mạch sống của kinh tế tư nhân
Giữa dòng chảy không ngừng của nền kinh tế thị trường, tinh thần khởi nghiệp tại Việt Nam đang trỗi dậy mạnh mẽ, khẳng định vai trò như một mạch sống thiết yếu, nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển năng động của khu vực kinh tế tư nhân.
Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp - Vàng thật sợ gì lửa!
Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân quy định số lần kiểm tra tại doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (nếu có) không được quá 1 lần/ năm, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm rõ ràng.

Tin mới

Chống hàng giả, hàng nhái: Cuộc chiến chưa hồi kết
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái từ lâu đã trở thành một "ung nhọt" nhức nhối trong nền kinh tế, không chỉ gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp chân chính và người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín quốc gia và môi trường kinh doanh lành mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng
Tỷ giá USD hôm nay (18/5): Đồng USD mạnh lên vào phiên giao dịch cuối tuần sau khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy giá nhập khẩu phục hồi, trong khi tâm lý người tiêu dùng vẫn ở mức thấp, khi lo ngại về thuế quan tăng vọt, đưa đồng USD vào đà tăng tuần thứ tư liên tiếp.
Giá vàng đang “hạ nhiệt”: Có nên mua vào?
Trong khoảng 1 tuần trở lại đây, giá vàng trong nước đã giảm hơn 3 triệu đồng/lượng. Việc giá vàng liên tục giảm sâu đang khiến nhiều nhà đầu tư và người dân băn khoăn: “Liệu có nên mua vào ở thời điểm này?”.
Nhà đầu tư sắp đón "mưa" cổ tức
Mùa chi trả cổ tức hàng năm luôn thu hút sự quan tâm lớn từ các cổ đông, không chỉ vì khoản lợi nhuận nhận được mà còn bởi đây thường là thời điểm cổ phiếu tăng giá mạnh mẽ.
Kinh tế tư nhân trong làn sóng FDI: Cơ hội và thách thức song hành
Làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam trong những năm gần đây đã và đang tạo ra những tác động đa chiều, sâu rộng đến nền kinh tế, trong đó khu vực kinh tế tư nhân trong nước đứng trước những cơ hội phát triển chưa từng có, song cũng đối mặt với không ít thách thức cam go.