0922 281 189 [email protected]
Thứ tư, 07/06/2023 07:11 (GMT+7)

Sắp có gói hỗ trợ 23.000 tỷ cho người lao động

Theo dõi KT&TD trên

"Hiện chúng tôi đang thiết kế trình Chính phủ và Quốc hội là chi khoảng 23.000 tỷ đồng từ Quỹ Bảo hiểm thất nhiệp hỗ trợ người lao động”, Bộ trưởng Bộ Tài Chính Hồ Đức Phớc nói.

Trong phiên chất vấn của Quốc hội về lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội sáng nay 6/6, đại biểu Lý Tiết Hạnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định cho rằng doanh nghiệp và người lao động hiện còn gặp khó khăn hơn cả thời điểm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và đưa ra câu hỏi về việc sắp tới có các gói hỗ trợ trực tiếp cho người lao động như trong giai đoạn đại dịch hay không?

“Chia lửa” trả lời chất vấn cuối phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, năm 2021 đã chi từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp 47.356 tỷ đồng hỗ trợ cho người lao động bị COVID-19, trong đó chi hỗ trợ trực tiếp từ quỹ cho những đối tượng ảnh hưởng bởi COVID-19 là 30.800 tỷ đồng.

Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết năm 2023, số dư quỹ bảo hiểm thất nghiệp còn 59.357 tỷ đồng và hiện nay Bộ Tài chính đang thiết kế một gói hỗ trợ người lao động từ nguồn kết dư này để trình với Chính phủ và Thường vụ Quốc hội. Theo đó, gói hỗ trợ sẽ chi khoảng tầm 23.000 tỷ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ cho người lao động trong giai đoạn khó khăn này. Như vậy, số dư quỹ sẽ còn lại khoảng 39.405 tỷ đồng.

Sắp có gói hỗ trợ 23.000 tỷ cho người lao động - Ảnh 1
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tham gia trả lời chất vấn, giải trình về chính sách hỗ trợ người lao động.( Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

“Bộ Tài chính và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đặc biệt quan tâm đến giải pháp hỗ trợ trong những giai đoạn khó khăn và sẽ bằng mọi cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người lao động,” Hồ Đức Phớc khẳng định.

Liên quan tới việc giải quyết hơn 4.000 chủ hộ kinh doanh cá thể bị thu bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, thực hiện Nghị định 01 năm 2023 của Chính phủ với chủ trương mở rộng bao phủ bảo hiểm xã hội bắt buộc nên Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã có hướng dẫn cho một số tỉnh, thành về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với chủ hộ kinh doanh cá thể.

Trong đó, có 54 tỉnh thu hơn 4.240 chủ hộ kinh doanh cá thể từ năm 2003 - 2016 thì dừng lại. Tuy nhiên, một số chủ hộ kinh doanh vẫn tiếp tục nộp tới năm 2020 với số lượng khoảng 1.032 người.

Bộ trưởng Phớc nhìn nhận, việc thu bảo hiểm xã hội đối với chủ hộ kinh doanh về bản chất và đạo lý thì không có gì sai nhưng theo quy định pháp luật thì "vẫn vướng".

Ông Phớc phân tích, theo quy định, đối tượng đóng bảo hiểm xã hội thì phải có hợp đồng giao kết lao động. Tuy nhiên, nhiều chủ hộ kinh doanh cũng là người trực tiếp lao động song lại không có hợp đồng lao động với ai cả nên không thuộc diện đóng.

"Về bản chất, họ vừa là chủ hộ, vừa là lao động trực tiếp nên có thể chấp nhận được nhưng quy định pháp luật thì là sai đối tượng", ông Phớc nói.

Về hướng giải quyết, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, Bộ Tài chính đã trao đổi với Bộ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội để làm sao sửa luật Bảo hiểm xã hội tới đây cho phép chủ hộ kinh doanh tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Anh Thư

Bạn đang đọc bài viết Sắp có gói hỗ trợ 23.000 tỷ cho người lao động. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Khám phá menu đồ uống của Katinat Saigon Kafe
Katinat Saigon Kafe - Thương hiệu cà phê nổi bật tại TP.HCM chinh phục khách hàng với menu đa dạng hơn 40 loại thức uống độc đáo. Từ cà phê đậm đà, trà trái cây tươi mát đến các món đá xay hấp dẫn, mỗi thức uống đều mang đến trải nghiệm mới mẻ và thú vị.
Sự đa dạng hóa của thị trường đồ uống Việt
Thị trường đồ uống Việt Nam đang trải qua một cuộc cách mạng thầm lặng mà không phải ai cũng nhận ra. Cách đây vài thập kỷ, văn hóa thưởng thức đồ uống của người Việt chủ yếu gắn liền với những quán cóc ven đường hoặc các quán nước giải khát đơn giản.
Thanh tra Chính phủ chỉ ra "điểm nghẽn" về phát triển nhà ở xã hội tại TP.HCM ​​​​​​​
Việc đầu tư nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn chậm, chưa đạt được mục tiêu đề ra, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; các quỹ đất dành cho việc đầu tư NƠXH còn hạn hẹp, cơ chế để đầu tư còn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia.
Đâu là rào cản doanh nghiệp ứng dụng AI vào sản xuất?
Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang nhanh chóng trở thành một yếu tố then chốt. Nắm bắt kịp thời xu hướng đó, các doanh nghiệp Việt nhanh chóng ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào sản xuất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh.