0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 22/12/2023 11:39 (GMT+7)

Rộ chiêu lừa đảo mới: Rao bán conteiner cũ rồi chiếm đoạt tiền cọc

Theo dõi KT&TD trên

Nhu cầu tìm mua container giá rẻ trên mạng của người dân và các đơn vị ngày càng nhiều vào dịp cuối năm. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng đã lên mạng rao bán container “ảo” giá rẻ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Một trong những nạn nhân của việc lừa đảo này là anh Lê Bá Thịnh (Long Biên, Hà Nội). Anh Thịnh cho biết cách đây 1 tháng trước, anh thấy chủ tài khoản Facebook QA quảng cáo bán container cũ giá rẻ, kèm theo cả hình ảnh rất đẹp. Sau khi trao đổi qua tin nhắn trên facebook, tài khoản này yêu cầu anh Thịnh chuyển tiền đặt cọc để giữ lại. Anh Thịnh không mảy may do dự nên đã chuyển tiền theo yêu cầu của “chủ xe”.

Tuy nhiên, say khi đã nhận được tiền chủ tài khoản facebook đã đổi tên thành Long Hạnh, chặn liên lạc với anh Thịnh và cũng không giao hàng. Đồng thời chặn luôn cả số điện thoại liên hệ. Sau khi biết đã bị đối tượng lừa đảo, anh mới hỏi bạn bè và người thân thì mới biết.

Hiện nay có rất nhiều đối tượng lợi dụng vào nhu cầu sử dụng container cũ, nên đã lập các nick facebook, zalo ảo để lừa đảo và chiếm đoạt tiền của những người “Nhẹ dạ cả tin”

Rộ chiêu lừa đảo mới: Rao bán conteiner cũ rồi chiếm đoạt tiền cọc
Hiện nay xuất hiện nhiều nhóm hội bán container cũ.

Không chỉ có anh Thịnh, mà hiện nay có rất nhiều người là nạn nhân của trò rao bán container giá rẻ tràn ngập trên các trang mạng. Ngoài hình thức nhận tiền nhưng không giao hàng, nhiều tài khoản trên Facebook còn rao bán các mặt khác như thực phẩm, đồ dùng cá nhân, điện thoại…Vì trong giai đoạn dịch bệnh, không được đi ra ngoài hay đến để xem sản phẩm trực tiếp. Nên các đối thượng nắm bắt được tâm lý của người mua. Cũng chính vì khó khăn trong vấn đề đi lại nên nhiều người đã dễ bị mắc bẫy.

Hiện nay, rất nhiều tài khoản lợi dụng nhu cầu mua container cũ tăng cao đã rao bán container giá rẻ với giá thấp hơn rất nhiều nhằm lừa đảo người mua, chiếm đoạt tài sản bất hợp pháp.

Rộ chiêu lừa đảo mới: Rao bán conteiner cũ rồi chiếm đoạt tiền cọc
Người tiêu dùng nên cảnh giác với những trạng thái bán conteiner thế này.

Ngày 29/7, Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TPHCM phối hợp với Công an TP.Thủ Đức bắt giữ Nguyễn Minh Phụng (trú tại TP.Thủ Đức) về hành vi lợi dụng dịch bệnh để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Trước đó, Phụng liên tục lên mạng xã hội Facebook, Zalo rao bán lương thực, thực phẩm thiết yếu, các loại dược phẩm, cung cấp giấy xét nghiệm COVID-19 để đi đường. Sau khi các nạn nhân chuyển tiền, Phụng chặn liên lạc, chiếm đoạt tiền.

Những nạn nhân bị lừa đảo cần cung cấp thông tin chủ tài khoản, số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng để điều tra vụ việc. Khi cần mua container cũ qua mạng, cần tìm những trang hoạt động lâu năm, có độ tín nhiệm cao, công khai địa chỉ, số điện thoại, website. Còn những trang mới thành lập chỉ một vài tuần mà rao bán container số lượng lớn, giá rẻ, không có địa chỉ cụ thể thì độ uy tín không có. Hầu hết các trang không uy tín đều rao bán container giá rẻ để đánh vào tâm lý ham rẻ của nhiều người.

Rộ chiêu lừa đảo mới: Rao bán conteiner cũ rồi chiếm đoạt tiền cọc
Những chiế conteiner được rao bán

Để không bị sập bẫy của các đối tượng lừa đảo bán container giá rẻ tràn ngập trên mạng hiện nay. Việc đầu tiên là bạn cần thận trọng khi tìm đến các dịch vụ này. Đã có không ít người trong thời gian vừa qua phải “ Ngậm đắng nuốt cay” vì mất tiền đặt cọc để mua container được rao bán trên các trang mạng. Điều đầu tiên chúng tôi muốn nói đến đó là: Khi tìm mua container cũ ở đâu đi chăng nữa, việc đầu tiên là bạn phải tìm đúng chỗ, đúng đơn vị chuyên cung cấp, kinh doanh mua bán container cũ uy tín trên thị trường.

Rộ chiêu lừa đảo mới: Rao bán conteiner cũ rồi chiếm đoạt tiền cọc
Nhiều người đã phải ngậm trái đắng vì mất tiền cọc để mua conteiner giá rẻ.

Liên hệ nhà cung cấp nêu rõ chủng loại container bạn cần, yêu cầu gửi báo giá chi tiết, thông số của sản phẩm, trên báo giá cần thể hiện được rõ ràng như: Tên công ty, địa chỉ, website, số điện thoại công ty và số điện thoại của người làm việc trực tiếp. Yêu cầu cung cấp địa chỉ để trực tiếp đến xem và đánh giá sản phẩm. Nếu không đến được do đường xa, hay khách quan nào đó thì yêu cầu gửi hình ảnh của chiếc container hay sản phẩm bạn cần. Để đánh giá chất lượng thực tế trước khi chuyển tiền đặt cọc.

Ngoài ra, bạn có thể yêu cầu làm hợp đồng mua bán container cũ, tránh những tranh chấp về mặt pháp lý, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm pháp luật….Trong hợp đồng cần có các điều khoản ràng buộc về chất lượng, giá tiền, thời gian giao hàng. Và phải có ký đóng dấu về mặt pháp nhân, để nếu có vấn đề gì thì còn có căn cứ khởi kiện, theo Bộ luật dân sự hiện hành.

Quang Anh

Bạn đang đọc bài viết Rộ chiêu lừa đảo mới: Rao bán conteiner cũ rồi chiếm đoạt tiền cọc. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng
Nhằm góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2025, TP. Hà Nội đang triển khai Chương trình Khuyến mại tập trung. Dự kiến, mức khuyến mại lên tới hơn 50% của khoảng 1.000 - 2.000 đơn vị tham gia sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, phục hồi và phát triển kinh tế.
An toàn thực phẩm – Lá chắn cho thương hiệu nông sản
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, ngành nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Sản phẩm nông nghiệp không chỉ phải cạnh tranh về chất lượng, giá cả mà còn phải đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe về an toàn thực phẩm.
Thương mại điện tử: Rẻ thật hay chỉ là ảo giác khuyến mãi?
Trong làn sóng số hóa mạnh mẽ của thời đại 4.0, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tiêu dùng của người Việt Nam. Từ những chiếc điện thoại thông minh đến nhu yếu phẩm hàng ngày, tất cả đều có thể được mua sắm chỉ với vài cú click chuột.

Tin mới

"Cửa nào" cho người trẻ muốn an cư ở Hà Nội?
Nhiều người trẻ ở Hà Nội đang rơi vào trạng thái mắc kẹt giữa ước mơ an cư và thực tế tài chính eo hẹp. Không với tới nhà nội đô, họ đang tìm những lối đi khác như mua nhà ven đô, chờ nhà ở xã hội hoặc săn lùng căn hộ cũ diện tích nhỏ.