0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 04/04/2025 13:47 (GMT+7)

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”

Theo dõi KT&TD trên

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.

Có nhóm chính sách cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

"Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định đảm bảo công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác", đây là một trong những nội dung được bà Bùi Thu Thủy - Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) thông tin khi trao đổi về dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân đang được Bộ Tài chính chắp bút trình Chính phủ và Trung ương.

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân được xây dựng trên tinh thần tổng hợp 4 nhiệm vụ mà Trung ương giao Bộ Tài chính thực hiện. Trong đó có nhiệm vụ tổng kết Nghị quyết 10 về phát triển kinh tế tư nhân năm 2017; đề án Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; đề án Phát triển doanh nhân Việt Nam.

Theo bà Bùi Thu Thủy, qua nắm bắt tình hình, có nhiều vấn đề được doanh nghiệp phản ánh, nhất là các vấn đề cần tháo gỡ khó khăn liên quan đến thể chế, pháp luật, liên quan tới niềm tin của doanh nghiệp tư nhân khi bỏ vốn đầu tư kinh doanh và muốn có sự đảm bảo về quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh.

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”
Bà Bùi Thu Thủy - Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể chia sẻ về Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân.

“Đây là những vấn đề lớn, dù đã được các Nghị quyết trước đó đề cập, nhưng quá trình thực thi thời gian qua, các doanh nghiệp cho rằng còn chưa an tâm”, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp tư nhân và kinh tế tập thể nêu rõ.

Không chỉ tập hợp những ý kiến, thông tin phản ánh từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp, Nghị quyết lần này còn chắt lọc, học hỏi kinh nghiệm của một số quốc gia trong quá trình phát triển doanh nghiệp tư nhân. Trên tinh thần đó, dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân đề cập quan điểm mạnh mẽ, có quan điểm tuy không phải là mới so với những Nghị quyết trước, nhưng được thể hiện cụ thể hơn.

Bên cạnh đó, cũng giống tinh thần Nghị quyết 57, dự kiến tại Nghị quyết lần này có nhóm giải pháp đột phá cho các doanh nghiệp về cải cách thể chế, chính sách, cải thiện tiếp cận của doanh nghiệp về đất đai, nguồn lực, vốn, nhân lực. Đặc biệt, khẳng định công bằng cho khu vực tư nhân trong tiếp cận các nguồn lực so với các khu vực kinh tế khác.

Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân cũng cụ thể hoá hơn so với Nghị quyết 10 về một số nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp theo quy mô. Đó là có chính sách cho doanh nghiệp vừa và lớn để vươn lên dẫn dắt trong nền kinh tế; có nhóm chính sách cho doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ tạo nhiều công ăn việc làm, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội; có nhóm chính sách rất mạnh cho các hộ kinh doanh để rõ hơn về pháp lý, hoạt động minh bạch, gần với mô hình doanh nghiệp và công bằng hơn.

“Cởi” tư duy để phát triển doanh nghiệp tư nhân

Trước đó, tại Tọa đàm "Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân", tiến sĩ Cấn Văn Lực - chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng BIDV cho biết, theo tính toán của ông và các cộng sự, năm 2023, doanh nghiệp tư nhân đóng góp hơn 24,23% vào GDP, hộ kinh doanh đóng góp 24,25% vào GDP.

Với những đóng góp ngày càng lớn, nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp tư nhân là yêu cầu quan trọng đảm bảo cho tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới cũng như mục tiêu phấn đấu tăng thêm ít nhất 1 triệu doanh nghiệp đến năm 2030 tại Chỉ thị số 10/CT-TTg về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Hiện thực hoá mục tiêu này, một trong những nhiệm vụ cần thiết cần ưu tiên thực hiện là khuyến khích hộ kinh doanh phát triển thành doanh nghiệp siêu nhỏ.

Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”
Doanh nghiệp tư nhân cần các chính sách hỗ trợ thiết thực, không chỉ dừng lại trên giấy tờ. (Ảnh minh họa)

Theo ông Cấn Văn Lực, cả nước hiện có khoảng 5,2 triệu hộ kinh doanh, nhưng chỉ có khoảng 2,1 triệu hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh và nộp thuế đầy đủ. Hơn 3 triệu hộ còn lại chưa đăng ký kinh doanh, chủ yếu nộp thuế khoán. Cơ chế thuế khoán theo đánh giá của chuyên gia là nhanh, gọn, nhưng không minh bạch, dễ tạo ra cơ chế xin - cho và dễ dẫn đến thất thu ngân sách.

Đồng quan điểm, bà Lý Kim Chi - Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đặc thù của thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh là có số lượng hộ kinh doanh cá thể lớn. Trong đó, có nhiều hộ kinh doanh hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững qua hàng chục năm với các thế hệ nối tiếp nhau duy trì hoạt động. Các hộ kinh doanh này đan xen có mặt trong một số lĩnh vực dịch vụ, du lịch, sản xuất.

Đối với các doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động, để đảm bảo phát triển lớn mạnh và bền vững, bà Lý Kim Chi đề cập đến những chính sách hỗ trợ thiết thực, không chỉ dừng lại trên giấy tờ.

Chia sẻ từ thực tế của ngành hàng chế biến lương thực thực phẩm thường xuyên chịu sự điều tiết của văn bản quy phạm pháp luật, theo bà Lý Kim Chi, Thủ tướng vừa chỉ đạo cắt giảm 30% thủ tục hành chính, nhưng tại dự thảo của một số bộ, ngành vẫn xuất hiện những quy định làm tăng chi phí, tăng thủ tục cho doanh nghiệp.

Từ kinh nghiệm quốc tế, theo tiến sĩ Cấn Văn Lực, cần xem xét nghiên cứu thay đổi trong tư duy quản lý khu vực tư nhân từ “kiểm soát” sang “kiến tạo” để thúc đẩy sự phát triển. Từ góc độ doanh nghiệp tư nhân, bà Lý Kim Chi đề xuất Chính phủ nên mạnh dạn giao những dự án quan trọng như đường sắt đô thị, hạ tầng số cho khu vực tư nhân. Được tin tưởng và trao cơ hội, doanh nghiệp tư nhân mới có thể phát triển lớn mạnh và đóng góp nhiều hơn cho nền kinh tế.

Bảo Thoa

Bạn đang đọc bài viết Phát triển kinh tế tư nhân: Cần thay đổi tư duy quản lý từ “kiểm soát” sang “kiến tạo”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

VPBank NEO ra mắt tính năng chia sẻ biến động số dư cho nhân viên cửa hàng
Với mục tiêu không ngừng mang đến dịch vụ tài chính vượt trội, VPBank đã triển khai tính năng thông báo biến động số dư bằng âm thanh thông qua ứng dụng ngân hàng số VPBank NEO, mang đến trải nghiệm thanh toán liền mạch, giúp các giao dịch trở nên an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn bao giờ hết.

Tin mới

Thu giữ 1.500 điếu cigar nhập lậu tại Hà Nội
Đội Quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã tiến hành kiểm tra đột xuất một cơ sở kinh doanh tại quận Long Biên, qua đó phát hiện khoảng 1.500 điếu cigar cùng thuốc lá ngoại nhập lậu, có dấu hiệu tiêu thụ trái phép.
VPBank NEO ra mắt tính năng chia sẻ biến động số dư cho nhân viên cửa hàng
Với mục tiêu không ngừng mang đến dịch vụ tài chính vượt trội, VPBank đã triển khai tính năng thông báo biến động số dư bằng âm thanh thông qua ứng dụng ngân hàng số VPBank NEO, mang đến trải nghiệm thanh toán liền mạch, giúp các giao dịch trở nên an toàn, nhanh chóng và hiệu quả hơn bao giờ hết.
Giá vàng biến động: Cơ hội đầu tư hay tín hiệu rủi ro?
Thị trường vàng luôn là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư bởi vai trò trú ẩn truyền thống trước những biến động kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, những năm gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều bất ổn, giá vàng đã chứng kiến những biến động mạnh chưa từng có.