0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 09/06/2023 08:15 (GMT+7)

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng: Tháo gỡ “điểm nghẽn”

Theo dõi KT&TD trên

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 18% GDP toàn quốc, với hơn 19,6 triệu người. Toàn vùng có 1 đô thị loại đặc biệt trực thuộc Trung ương là TP Cần Thơ, 1 đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là TP Mỹ Tho (Tiền Giang), 7 đô thị loại II và 6 đô thị loại III.

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng: Tháo gỡ “điểm nghẽn”
Đường cao tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi qua huyện Vĩnh Thạnh.

Tháo gỡ “điểm nghẽn” hạ tầng

Với vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, khoảng 340 km đường biên giới với Campuchia; 6 cửa khẩu quốc tế là: Hà Tiên, Tịnh Biên, Vĩnh Xương, Thường Phước, Dinh Bà, Bình Hiệp và 12 cửa khẩu phụ kết nối với Campuchia; có đường bờ biển dài xấp xỉ 740 km và vùng biển rộng lớn tiếp giáp với các nước ASEAN. Đồng bằng sông Cửu Long còn có các tuyến cao tốc, quốc lộ theo quy hoạch, sẽ tăng cường khả năng kết nối trên hành lang vận tải xuyên Á và kết nối các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

Hệ thống đường bộ cơ bản được phủ khắp, hình thành mạng lưới gắn kết với các vùng sản xuất, vùng tiêu thụ hỗ trợ hoạt động vận tải hàng hoá trong chuỗi cung ứng logistics của vùng. Các “điểm nghẽn” hạ tầng đang từng bước được tháo gỡ, như đẩy nhanh hoàn thành đầu tư xây dựng tuyến cao tốc TP.HCM - Cần Thơ, dự án cầu Rạch Miễu 2, tĩnh không các cầu Măng Thít, Chợ Lách...

Thị phần vận tải bằng đường thủy tăng, cùng với việc đẩy nhanh đầu tư nâng cấp các cảng bến thủy thúc đẩy phương thức vận tải thủy phát triển với chi phí, giá thành thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Đồng bằng sông Cửu Long. Mạng lưới đường thủy mang tính chất liên tỉnh và quốc tế, có các tuyến xuất phát từ biên giới ra hướng biển Đông.

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng: Tháo gỡ “điểm nghẽn”

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

Giải pháp chính sách về quy hoạch: Rà soát tích hợp các quy hoạch chuyên ngành vào quy hoạch tỉnh, đảm bảo đồng bộ phù hợp với Luật Quy hoạch. Tăng cường phối hợp giữa các địa phương trong vùng, giữa các ngành trong việc nghiên cứu hoàn thiện, đề xuất các chính sách phù hợp với đặc thù của vùng trong triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ và đạt hiệu quả, đề xuất mô hình quản lý và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông của vùng.

Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng: Tận dụng tối đa nguồn vốn vay ưu đãi nước ngoài trong dự án tài trợ của 6 ngân hàng phát triển (ADB, KEXIM, AFD, KfW, JICA và WB) thuộc chương trình phát triển chính sách (DPO) và các dự án liên kết vùng, để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình lớn, có sức lan tỏa, tạo ra đột phá lớn trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ưu tiên bố trí đủ nguồn vốn đối ứng các dự án ODA; bố trí đủ nguồn ngân sách để đầu tư một số công trình cấp bách, đặc biệt hệ thống cầu yếu và các công trình gia cố bền vững, chống sạt lở, biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Thúc đẩy việc huy động các nguồn ngân sách Nhà nước và có tính chất ngân sách Nhà nước tập trung vào các dự án, các tuyến đường giao thông chính trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời tham gia góp vốn làm tăng tính thương mại của các dự án đầu tư theo hình thức PPP.

Nghiên cứu đề xuất giải pháp chính sách huy động nguồn lực đất đai để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thông qua khai thác quỹ đất; cho thuê quyền khai thác và chuyển nhượng có thời hạn tài sản hạ tầng giao thông; Ưu tiên cho khai thác các dịch vụ liên quan dọc tuyến đường bộ (trạm xăng dầu, trạm dừng nghỉ, trạm cân xe, quảng cáo, các công trình khác...).

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ

Đẩy mạnh tiến độ đầu tư các dự án như cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, cảng biển Trần Đề... cải tạo nâng cấp các tuyến đường kết nối vào các cảng biển, cảng thủy nội. Việc phát triển theo đúng quy hoạch sẽ đảm bảo lợi ích đóng góp tối ưu trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong tổ chức, quản lý, khai thác vận tải và xây dựng công trình giao thông. Áp dụng công nghệ mới trong xây dựng công trình ngầm, xử lý nền đất yếu, công trình cầu vượt sông lớn, mặt đường cấp cao; nghiên cứu sử dụng vật liệu mới trong xây dựng đường giao thông, phù hợp điều kiện địa chất, thủy văn của vùng. Nghiên cứu việc thí điểm dùng cát biển làm vật liệu xây dựng hạ tầng giao thông.

Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung, chuyển đổi quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật, các định mức trong xây dựng cơ bản ngành GTVT phục vụ công tác quản lý nhà nước. Tăng cường ứng dụng các công nghệ tiên tiến của thế giới trong lĩnh vực xây dựng, khai thác, quản lý và cung cấp dịch vụ vận tải, kho bãi, logistics.

Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vùng đã và đang được quan tâm, tập trung đầu tư, trong giai đoạn vừa qua. Hệ thống kết nối nội vùng và liên vùng, trên cơ sở các tuyến cao tốc, quốc lộ mới, đang dần được hoàn chỉnh, tuy nhiên về cấp kỹ thuật và chất lượng mặt đường hệ thống quốc lộ vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu: Tỷ lệ chiều dài đường có quy mô trên 4 làn xe mới đạt 13,13%; chất lượng mặt đường chủ yếu đạt mức trung bình (65,37%), tỷ lệ mặt đường xấu và rất xấu còn cao (18,71%).

Theo quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Quyết định 1454/QĐ-TTg, thời gian tới, cần tiếp tục tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống đường cao tốc, đặc biệt là các trục có nhu cầu vận tải cao như trục TP.HCM - Cần Thơ, trục N2 đoạn từ Cao Lãnh về TP.HCM, tạo kết nối thuận lợi vùng Đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ và TP.HCM.v

TS Phạm Hoài Chung

Viện Chiến lược và Phát triển GTVT

Bạn đang đọc bài viết Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng: Tháo gỡ “điểm nghẽn”. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng diễn biến lạ, khó lường
Giá vàng lấp lửng chờ đợi động lực mới xuất hiện, các nhà đầu tư có thái độ thận trọng trước dữ liệu kinh tế sắp tới của Mỹ và lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Thị trường giá cả hàng hoá đang có nhiều biến động
Hiện thị trường giá cả đang có biến động với nhiều mặt hàng tăng giá như xăng, gạo... Ở một diễn biến khác, thời điểm cuối năm đang tràn ngập nhiều chương trình ưu đãi khuyến mãi hấp dẫn với mức ưu đãi từ 50% trở lên nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa.
Ngành F&B Việt Nam: Thời điểm vàng cho sự bứt phá cuối năm
Cuối năm, ngành F&B Việt Nam bứt phá mạnh mẽ nhờ sức mua tăng cao, xu hướng tiêu dùng mới và chính sách hỗ trợ kinh tế. Với chiến dịch sáng tạo, các thương hiệu không chỉ ghi dấu ấn trong nước mà còn vươn tầm quốc tế, khẳng định vị thế.
Hàng Việt tạo sức hút lớn trong Online Friday 2024
Online Friday 2024 diễn ra từ 0h ngày 29/11 đến 12h ngày 1/12, là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ Chương trình “Tuần lễ Thương mại điện tử Quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam – Online Friday”.
Thị trường xa xỉ 2025: Xu hướng mới và cơ hội phát triển
Năm 2025 dự báo sẽ là năm bứt phá của thị trường xa xỉ với sự thay đổi trong nhu cầu và thói quen tiêu dùng. Các sản phẩm phân khúc tầm trung, phụ kiện nhỏ gọn và chăm sóc sức khỏe đang trở thành xu hướng nổi bật, đáp ứng nhu cầu của khách hàng muốn trải nghiệm sang trọng nhưng vẫn tiết kiệm chi phí

Tin mới

Quy định mới liên quan đến thuế
Nhiều quy định mới về khuyến mại, trái phiếu, hoạt động thương mại biên giới, thuế, bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Giá vàng diễn biến lạ, khó lường
Giá vàng lấp lửng chờ đợi động lực mới xuất hiện, các nhà đầu tư có thái độ thận trọng trước dữ liệu kinh tế sắp tới của Mỹ và lộ trình lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed).
Thị trường giá cả hàng hoá đang có nhiều biến động
Hiện thị trường giá cả đang có biến động với nhiều mặt hàng tăng giá như xăng, gạo... Ở một diễn biến khác, thời điểm cuối năm đang tràn ngập nhiều chương trình ưu đãi khuyến mãi hấp dẫn với mức ưu đãi từ 50% trở lên nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa.
Không lo lãi suất cho vay tăng mạnh
Chênh lệch giữa tốc độ huy động vốn và cho vay đang gia tăng. Điều này được cho sẽ gây ra áp lực khiến lãi suất đầu vào tăng, kéo lãi vay lên theo. Tuy nhiên, chuyện không hẳn như vậy.
Hà Nội xác định 3 giai đoạn phát triển giao thông thông minh
Trong những năm gần đây, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả trong giám sát giao thông bằng camera, giám sát các phương tiện vận tải bằng thiết bị giám sát hành trình, xây dựng một số ứng dụng phục vụ đỗ xe, tìm tuyến xe bus... Đây là những tiền đề đầu tiên để triển khai hệ thống giao thông thông minh
An Giang:Tăng cường kiểm tra ngăn chặn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường
Đội Quản lý Thị trường số 3 thuộc Cục Quản lý Thị trường tỉnh An Giang,phối hợp với Công an huyện Thoại Sơn đã tiến hành kiểm tra, phát hiện và tạm giữ trên 1.000 sản phẩm áo len kiểu nữ các loại, trị giá trên 100 triệu đồng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; Đoàn kiểm tra tiếp tục xác minh làm rõ, xử lý
Matcha: Bí mật thiên nhiên chinh phục Gen Z
Matcha không chỉ là thức uống "hot" của Gen Z mà còn mang lại hàng loạt lợi ích sức khỏe bất ngờ. Từ cải thiện trí nhớ, tăng cường sự tỉnh táo, đến giảm căng thẳng và hỗ trợ tim mạch, matcha là lựa chọn lý tưởng cho một cuộc sống khỏe mạnh và năng động.