0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ tư, 03/07/2024 09:45 (GMT+7)

Nửa đầu năm 2024, Nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng mạnh

Theo dõi KT&TD trên

Trong sáu tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông, lâm sản đã đạt 16,64 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều sản phẩm chủ lực của ngành nông nghiệp đã tăng trưởng vượt bậc cả về sản lượng lẫn giá trị.

Theo Tổng cục Thống kê (GSO), sản xuất nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2024 đã duy trì tăng trưởng ổn định với sản lượng lúa và nhiều loại cây trồng tăng so với cùng kỳ. Xuất khẩu ngành nông nghiệp tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm sản đạt 16,64 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023. Trong 6 tháng đầu năm nay, nhiều sản phẩm chủ lực trong nông nghiệp đạt cả về sản lượng lẫn giá trị, góp phần nâng cao thu nhập của người sản xuất.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chỉ số giá bán sản phẩm nông nghiệp bình quân 6 tháng đầu năm tăng 10,29% so với cùng kỳ, trong đó chỉ số giá sản phẩm cây hàng năm tăng 11,27% và cây lâu năm tăng 22,3%. Sản lượng một số cây ăn quả đạt khá, cụ thể: sầu riêng đạt 487,7 nghìn tấn (tăng 20,3%), ổi đạt 201,4 nghìn tấn (tăng 5,9%), mít đạt 405,8 nghìn tấn (tăng 4,2%), chanh leo đạt 79,4 nghìn tấn (tăng 3,5%), nhãn đạt 199,6 nghìn tấn (tăng 102,9%), cam đạt 519,4 nghìn tấn (tăng 2,4%), và xoài, chuối đều tăng 2,3% so với cùng kỳ. Giá bán hầu hết các loại cây ăn quả cũng tăng, bình quân 6 tháng đầu năm tăng 6,12%, trong đó giá cam, quýt tăng 5,03% và giá nhãn, vải, chôm chôm tăng 8,98%.

Sản lượng lúa vụ đông xuân 2024 đạt 20,32 triệu tấn, tăng 132,5 nghìn tấn (0,7%) so với vụ đông xuân năm trước. Giá lúa bình quân 6 tháng đầu năm 2024 tăng 20,41% và giá gạo xuất khẩu tăng 18,33% so với cùng kỳ năm 2023, với xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 4,68 triệu tấn và kim ngạch 2,98 tỷ USD, tăng 10,4% về lượng và 32% về giá trị. Tổng giá trị xuất khẩu rau quả 6 tháng đầu năm 2024 đạt 3,43 tỷ USD, tăng 28,2%.

Tuy nhiên, sản lượng vải giảm 17,7%, đạt 134,3 nghìn tấn do thời tiết không thuận lợi, nhưng giá bình quân 6 tháng đầu năm tăng 20,8%. GSO nhận định hiện tượng "được mùa mất giá" không xảy ra trong 6 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, cần lưu ý về sự phát triển không theo định hướng và thiếu kiểm soát chất lượng, đặc biệt tại các vùng trồng không phù hợp. Để cạnh tranh xuất khẩu bền vững và tránh tình trạng "được mùa mất giá", sản phẩm nông sản của Việt Nam cần nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và phát triển theo quy hoạch, cập nhật kịp thời các yêu cầu kỹ thuật và nhu cầu thị trường.

Bạn đang đọc bài viết Nửa đầu năm 2024, Nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng mạnh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.
Tiêu hủy 3.600 chiếc bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Nguyễn Đức Thủy có địa chỉ tại thôn Lệ Xá, xã Vũ Xá, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ đồng thời buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.