0922 281 189 [email protected]
Thứ sáu, 09/05/2025 06:46 (GMT+7)

Nhiều tỉnh, thành sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm, dịch vụ xanh

Theo dõi KT&TD trên

79% doanh nghiệp được khảo sát cho biết chính quyền các tỉnh thành, phố đã sẵn sàng chi trả giá cao hơn để mua sản phẩm, dịch vụ xanh.

Trong báo cáo Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) 2024 do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố ngày 6/5, 4 trên 5 doanh nghiệp được khảo sát khẳng định rằng các tỉnh, thành đang ưu tiên mua sắm hàng hóa, dịch vụ thân thiện với môi trường và sẵn sàng chi trả mức giá cao hơn.

Theo đó, 79% doanh nghiệp cho biết chính quyền sẵn sàng tăng giá mua sản phẩm, dịch vụ xanh, tăng 14% so với năm trước, trong khi 83% nhận xét việc mua sắm công của các địa phương đã cải thiện rõ rệt.

Nhiều tỉnh, thành sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm, dịch vụ xanh - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Bên cạnh đó, phần lớn doanh nghiệp đánh giá cao cách thức ứng phó của chính quyền trong việc giảm thiểu tác động của thiên tai, với 85% được cảnh báo trước về các sự cố môi trường và 80% nhận được hỗ trợ sau thiên tai cùng với việc sửa chữa hạ tầng nhanh chóng.

Tuy nhiên, các cuộc thanh tra, kiểm tra môi trường vẫn được xem là gánh nặng, khi 11% doanh nghiệp cho rằng quy trình này gây khó khăn, và 50% cho biết họ phải trả “phí không chính thức” cho cán bộ thanh tra, cao hơn nhiều so với mức 22% vào năm ngoái.

Nhóm thực hiện báo cáo khuyến nghị các cơ quan chức năng cần nâng cao chất lượng quy trình thanh tra và hướng dẫn tuân thủ quy định môi trường, nhằm đảm bảo hiệu quả thực sự, thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi theo hướng xanh.

Chỉ số xanh được xây dựng nhằm hỗ trợ chính quyền các tỉnh, thành trong việc quản lý môi trường một cách hiệu quả, đồng thời cân bằng giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trường. Hệ thống này được tính theo thang điểm tối đa là 40, bao gồm 41 chỉ tiêu chia thành 4 nhóm thành phần. Khi tổng hợp các chỉ số, Hải Phòng dẫn đầu với 29 điểm, tiếp theo là Vĩnh Long (28,16 điểm), Hà Nam (28,04), Bắc Ninh (27,78) và Bình Dương (27,64).

Những con số này cho thấy dù xếp hạng cao, các địa phương vẫn còn cách xa mức điểm tối đa. Hơn nữa, khoảng cách giữa tỉnh, thành đạt điểm số cao nhất và thấp nhất trong bảng xếp hạng là rất khiêm tốn. Nhóm báo cáo nhận định, nguyên nhân chủ yếu là do nhiều địa phương chỉ tập trung giải quyết chuyên sâu một hoặc hai khía cạnh của hành vi xanh. Thêm vào đó, chiến lược tăng trưởng xanh toàn quốc vẫn đang được triển khai chậm và chưa được tích hợp sâu vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh. Ở nhiều địa phương, mặc dù các kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh đã được phê duyệt và ban hành, nhưng chúng còn thiếu tính cụ thể, thậm chí một số chương trình không hoàn toàn phù hợp hoặc khả thi với điều kiện kinh tế cơ bản của từng vùng.

H.A

Bạn đang đọc bài viết Nhiều tỉnh, thành sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản phẩm, dịch vụ xanh. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thực hư lòng se điếu giá bạc triệu 1kg
Video lan truyền trên Internet ghi cảnh chủ quán ăn khoe bộ “lòng se điếu” dài đến hơn 40m đang gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội. Trên nhiều hội nhóm, một kg lòng se điếu được “hét” giá từ 800.000 đến 1 triệu đồng/kg.
Cà phê Việt: Đậm đà bản sắc, vươn tầm quốc tế
Không đơn thuần là một thức uống, cà phê từ lâu đã trở thành một phần trong nhịp sống văn hóa của người Việt. Từ những quán cóc ven đường đến các chuỗi cửa hàng hiện đại, ly cà phê đen đá hay sữa đá luôn gợi nhớ đến sự chân chất, mạnh mẽ, và có phần phóng khoáng của người Việt.
Người tiêu dùng Việt đang ưu tiên điều gì khi mua sắm?
Thị trường tiêu dùng Việt Nam đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ trong những năm gần đây. Sau đại dịch COVID-19, hành vi mua sắm của người Việt đã có nhiều biến chuyển đáng kể, phản ánh không chỉ sự phát triển kinh tế mà còn cả những giá trị văn hóa và xã hội đang dần thay đổi.

Tin mới

Lực lượng QLTT tỉnh Quảng Ninh siết chặt kiểm tra thị trường sữa và thực phẩm chức năng
Trước tình trạng sữa giả, thực phẩm chức năng giả xuất hiện tại nhiều địa phương, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương vào cuộc, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng.
Nghị quyết 68: Trao quyền lực mới cho kinh tế tư nhân
Lần đầu tiên trong lịch sử, kinh tế tư nhân được xác định là "động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân". Nghị quyết 68-NQ/TW được xem là bước ngoặt về tư duy phát triển, gỡ bỏ định kiến còn tồn tại với khu vực kinh tế tư nhân, đồng thời mở ra những cam kết mới mạnh mẽ của Nhà nước