0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ sáu, 19/01/2024 10:44 (GMT+7)

Nhiều tín hiệu lạc quan về tình hình kinh doanh cho doanh nghiệp trong năm 2024

Theo dõi KT&TD trên

Theo kết quả khảo sát của Ban Nghiên cứu kinh tế tư nhân (Ban IV) mới công bố cho thấy, niềm tin của doanh nghiệp đang dần trở lại nhưng cần phải “nuôi dưỡng” trong bối cảnh năm 2024 còn nhiều biến số. Dự báo trong năm nay, tăng trưởng GDP Việt Nam có thể đạt 6,48%.

Nhiều tín hiệu lạc quan về tình hình kinh doanh cho doanh nghiệp trong năm 2024.  
Nhiều tín hiệu lạc quan về tình hình kinh doanh cho doanh nghiệp trong năm 2024.

Cụ thể, kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá tích cực/rất tích cực tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay gấp 2,7 lần so với khảo sát tháng 4/2023; tỷ lệ đánh giá tích cực/rất tích cực về kinh tế ngành gấp 2,5 lần; tỷ lệ đánh giá tích cực về triển vọng kinh tế vĩ mô 12 tháng tới gấp gần 3 lần; tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến mở rộng quy mô mạnh tăng gấp 2 lần; tỷ lệ mở rộng quy mô vừa phải tăng gấp 2,5 lần.

Các chỉ số, chỉ báo khác về triển vọng tiếp cận vốn, triển vọng thị trường, đánh giá hiệu quả hỗ trợ của chính quyền địa phương đều có tỷ lệ, điểm đánh giá cao hơn khảo sát tháng 4/2023; phản ánh rõ nét niềm tin của doanh nghiệp đã dần quay trở lại.

Có đến 63,8% DN được khảo sát vẫn đánh giá tiêu cực/rất tiêu cực về triển vọng kinh tế Việt Nam trong 12 tháng tới, trong đó lựa chọn rất tiêu cực chiếm 17,6%, tiêu cực chiếm 46,2%. Các đánh giá rất tích cực/tích cực chiếm 12,4% các DN được khảo sát. Các kết quả này dù còn bộc lộ sự khó khăn cho DN nhưng đều cải thiện hơn kết quả đánh giá thời điểm tháng 4/2023.

Liên quan đến triển vọng thị trường cho các sản phẩm kinh doanh, 64,3% DN tham gia khảo sát đánh giá triển vọng thị trường cho các sản phẩm kinh doanh của DN mình trong năm 2023 là tiêu cực/rất tiêu cực, trong đó 19,3% đánh giá rất tiêu cực. Chỉ có 10,7% DN tham gia khảo sát đánh giá triển vọng thị trường là rất tích cực/tích cực. Tuy nhiên, tất cả các kết quả và khía cạnh đánh giá về triển vọng thị trường của tháng 12 đều bộc lộ yếu tố tích cực hơn so với kỳ đánh giá tháng 4.

Thêm vào đó, khảo sát Ban IV cũng chỉ rõ triển vọng của DN trong năm 2024 theo đánh giá từ chính các DN cũng thể hiện bức tranh tiêu cực như trạng thái chủ đạo của tổng thể bức tranh kinh tế theo kết quả khảo sát. Có đến 72,8% DN được khảo sát dự kiến sẽ giảm quy mô; ngừng/tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể; chỉ 18,1% giữ nguyên quy mô. Tỷ lệ DN mở rộng quy mô chỉ đạt 8,3%, trong đó chỉ 1,5% dự kiến mở rộng quy mô mạnh mẽ. Đặc biệt, tỷ lệ DN ngừng kinh doanh, chờ giải thể là 11,8%, tỷ lệ tạm ngừng kinh doanh là 12,2%.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), dù kinh tế toàn cầu trong giai đoạn phức tạp nhưng các doanh nghiệp châu Âu tin rằng, kinh tế Việt Nam vẫn thể hiện khả năng phục hồi và độ linh hoạt cao.

Theo đó, dấu hiệu rõ nhất cho niềm tin này là sự gia tăng đầu tư của châu Âu vào Việt Nam, với nhiều kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh có trị giá hàng trăm triệu USD. Ngoài ra, 63% doanh nghiệp châu Âu được khảo sát đã xếp Việt Nam vào top 10 điểm đến FDI hàng đầu. Đáng chú ý, có tới 31% xếp Việt Nam trong top 3; 16% xem Việt Nam là điểm đến đầu tư tốt nhất.

Bằng cách thường xuyên điều chỉnh các chiến lược để phù hợp với bối cảnh đang phát triển, Việt Nam có thể định vị chính mình để tận dụng được nhiều cơ hội trong tương lai.

Nhiều tín hiệu lạc quan về tình hình kinh doanh cho doanh nghiệp trong năm 2024 - Ảnh 1

Ông Andy Ho, Tổng Giám đốc Hội đồng Đầu tư VinaCapital nhận định, cuối năm 2023 mức tăng các đơn đặt hàng chưa mạnh đến mức để các nhà máy sản xuất mới được mở ra, lĩnh vực bất động sản còn khó khăn. Chính vì vậy, tín dụng cũng tăng trưởng chậm theo. Hy vọng năm 2024, tăng trưởng tín dụng có thể đạt khoảng 14-15%, hàng hóa sản xuất và xuất khẩu cũng phải tăng trở lại mức bình thường, tiêu dùng nội địa phải tăng trưởng thì đó sẽ là những yếu tố thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển trong 2024.

Trước thực tế trên, Ban IV đề xuất giảm thuế thu nhập DN cho DN vừa và nhỏ về 18% sau đó về 15% để giúp DN củng cố nguồn lực trong ngắn hạn. Đồng thời, Ban IV cũng đề xuất Ngân hàng Nhà nước xây dựng chính sách giải ngân với lãi suất thực vay thấp hơn, điều kiện vay cải thiện hơn, thủ tục nhanh hơn và tập trung hỗ trợ các DN có khả năng phục hồi nhanh (ví dụ: doanh thu giảm ở mức dưới 30%, không nợ thuế, không nợ bảo hiểm, lịch sử DN hoàn thành mọi nghĩa vụ tốt). Các khoản vay lưu động tăng thêm thời hạn đáo hạn để giảm áp lực về dòng tiền cho các DN (hiện nay các ngân hàng giải ngân vốn lưu động từ: 3 tháng, 6 tháng và 9 tháng).

Đối với tiếp cận thị trường, Nhà nước tích cực tạo các cuộc gặp giữa các DN với các đơn vị có nhu cầu mua hàng trong và ngoài nước thông qua các diễn đàn theo từng chủ đề. Hỗ trợ các DN chi phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước và ngoài nước để tiếp cận khách hàng. Kích thích tiêu dùng thông qua việc khoan sức dân (xem xét tính hợp lý của các mức thuế và phí), hạn chế sự lạm dụng các quy định pháp luật (ví dụ kiểm tra nồng độ cồn một cách thái quá) nhằm hỗ trợ yếu tố gốc rễ của nền kinh tế là tiêu dùng cá nhân.

Theo Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban IV, hoạt động điều hành của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong 1.000 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ cũng như trong sáu tháng cuối năm 2023 là hết sức quyết liệt, kịp thời, bám sát những khó khăn của doanh nghiệp và của nền kinh tế.

Nền kinh tế Việt Nam đã bước đầu vượt qua khó khăn, đạt mức tăng trưởng cao hơn so với các quốc gia khác và gặt hái nhiều thành tựu quan trọng đặc biệt ở các khía cạnh ngoại giao kinh tế, mở ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp. Niềm tin và nội lực của doanh nghiệp vì thế đã trở lại.

Song, 2024 vẫn là một năm nhiều biến số do bối cảnh toàn cầu còn diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ tới nội tại quốc gia, trong khi nội lực của doanh nghiệp đã bị bào mòn, do đó, sự quyết liệt, kịp thời phải liên tục được duy trì, lan tỏa từ Thủ tướng, Chính phủ đến các bộ, ngành, cấp cơ sở nhằm tiếp tục đồng hành hiệu quả, trợ lực, vun đắp niềm tin để người dân và doanh nghiệp vượt khó.

Khi bối cảnh thế giới nhiều biến số nhưng vai trò của Việt Nam không ngừng được củng cố trên trường quốc tế, đây là “thời điểm vàng” của cải cách, giải quyết triệt để những vấn đề nội tại của nền kinh tế cũng như của mô hình phát triển để tạo ra các động lực phát triển mới.

Tiến Hoàng

Bạn đang đọc bài viết Nhiều tín hiệu lạc quan về tình hình kinh doanh cho doanh nghiệp trong năm 2024. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cộng Cà phê: Hành trình từ quán nhỏ đến thương hiệu Quốc tế
Hành trình của Cộng Cà Phê từ một quán nhỏ đến một thương hiệu toàn cầu là một câu chuyện đầy cảm hứng. Với sự khác biệt, sáng tạo và kiên trì, Cộng Cà Phê đã chứng minh rằng ngay cả với vốn điều lệ nhỏ, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể đạt được những thành công lớn

Tin mới

Đầu tư công cho cao tốc Quy Nhơn - Pleiku: Giải pháp tài chính bền vững?
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đang trở thành tâm điểm chú ý với đề xuất chuyển từ hình thức đầu tư đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công. Quyết định này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về tính bền vững tài chính và hiệu quả của phương án đầu tư công trong việc triển khai các dự án giao thông
Giá vàng đắt nhất lịch sử: Thị trường nhiều ẩn số, cẩn trọng khi đầu cơ
Cùng với triển vọng tăng giá của vàng thế giới, giá vàng trong nước tuần qua cũng đã có nhiều phiên bật tăng và chinh phục mức cao nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, người mua vẫn phải đối mặt với rủi ro trong một thị trường vàng còn nhiều "ẩn số".
Nestlé hỗ trợ sản phẩm thực phẩm và dinh dưỡng cho các tỉnh thành bị ảnh hưởng bởi bão lũ
Trước những thiệt hại nặng nề mà bão số 3 (Yagi) gây ra tại các tỉnh miền Bắc vào đầu tháng 9/2024, Nestlé Việt Nam đã nhanh chóng huy động các nguồn lực của công ty cũng như cán bộ nhân viên để kịp thời chung tay với các cùng các đối tác hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ.
Liên danh 3 nhà thầu trúng gói thầu xây lắp 156 tỷ đồng tái định cư sân bay Long Thành
Gói thầu số 57 là gói thầu xây dựng và đảm bảo an toàn giao thông, cung cấp và lắp đặt thiết bị của Dự án thành phần xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư Lộc An - Bình Sơn (thuộc Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sân bay Long Thành).