0922 281 189 ts.kinhtetieudung@gmail.com
Thứ ba, 18/07/2023 18:05 (GMT+7)

Nhiều giải pháp đột phá phát triển du lịch sinh thái gắn với suối, thác

Theo dõi KT&TD trên

Ngày 10/7, tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Định hướng phát triển các điểm du lịch sinh thái gắn với suối, thác trên địa bàn tỉnh”.

Với mục tiêu chung: Phát huy những nét đặc trưng riêng của tỉnh Thừa Thiên Huế, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại các điểm suối, thác để đa dạng sản phẩm và tạo nên sự khác biệt, tạo bước đột phá trong phát triển du lịch sinh thái, xây dựng du lịch xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước và khu vực về du lịch.

Thác Anor giữa đại ngàn Trường Sơn
Thác Anor giữa đại ngàn Trường Sơn
Nhiều giải pháp đột phá phát triển du lịch sinh thái gắn với suối, thác - Ảnh 1

Thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách, thủ tục hành chính và hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp khi đầu tư vào loại hình du lịch sinh thái tại các điểm suối thác; đồng thời, luôn đồng hành, tạo điều kiện tốt nhất và sẵn sàng trao đổi, thảo luận để giải quyết các kiến nghị, hiến kế của các nhà đầu tư nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến kinh doanh lâu dài và có hiệu quả tại địa phương.

Kế hoạch cũng đề ra 04 mục tiêu cụ thể cần đạt được đó là: Xây dựng một số mô hình điểm nhấn về du lịch sinh thái gắn với suối thác; rà soát lại các cơ chế, chính sách của địa phương nhằm đảm bảo việc quản lý đất đai, đào tạo nguồn lao động nông thôn.

Quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh nổi trội và hấp dẫn về tài nguyên du lịch; tập trung ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch sinh thái; từng bước hình thành hệ thống khu, điểm du lịch quốc gia; khu, điểm du lịch các vùng và địa phương.

Triển khai thực hiện các nhiệm vụ Danh mục các Dự án, hoạt động ưu tiên hỗ trợ đầu tư phát triển các điểm du lịch sinh thái gắn với suối thác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 – 2030. Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái gắn với khám phá đa dạng sinh học, du lịch sinh thái nông nghiệp, nông thôn, phát triển du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng kết hợp lưu trú tại nhà dân.

Phát huy tối đa sự tham gia của chính quyền địa phương, người dân và cộng đồng; do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác, hưởng lợi và sự hỗ trợ về chuyên môn của đơn vị tư vấn.

Nhằm đạt được mục tiêu đề ra, các giải pháp được đề ra là: Đầu tư hạ tầng phát triển các điểm du lịch suối thác; Hỗ trợ xây dựng phát triển sản phẩm du lịch; Hỗ trợ công tác tập huấn, đào tạo, Hỗ trợ công tác xúc tiến quảng bá du lịch; Quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động du lịch tại các điểm du lịch sinh thái gắn với suối thác theo “Bộ tiêu chí hướng dẫn xây dựng, khai thác và quản lý du lịch sinh thái gắn với suối, thác”; Kêu gọi đầu tư các điểm suối thác có tiềm năng phát triển tốt./.

Bùi Quốc Dũng

Bạn đang đọc bài viết Nhiều giải pháp đột phá phát triển du lịch sinh thái gắn với suối, thác. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: ts.kinhtetieudung@gmail.com

Cùng chuyên mục

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Tin mới

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ngành thủy sản “gặp khó” sau bão Yagi
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt tại các tỉnh miền Bắc. “Trắng biển” là từ ngữ được ngư dân các vùng biển Vân Đồn, Cẩm Phả, Quảng Yên, Hạ Long… miêu tả về những mất mát của người nuôi trồng thuỷ sản sau khi bão đi qua.