0922 281 189 [email protected]
Thứ năm, 07/03/2024 07:39 (GMT+7)

Lý giải nguyên nhân giá gạo xuất khẩu liên tục giảm

Theo dõi KT&TD trên

Giá lúa gạo xuất khẩu giảm liên tục nhưng các chuyên gia cho rằng đây chỉ là xu hướng trong ngắn hạn và sẽ không giảm quá sâu do nhu cầu lương thực thế giới vẫn rất cao trong khi nguồn cung hạn chế vì tác động của biến đổi khí hậu.

Thông tin từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu tiêu chuẩn 5% tấm của Việt Nam trong ngày 4/3 tiếp tục điều chỉnh giảm thêm 16 USD, xuống mức 578 USD/tấn; gạo 25% tấm giảm 15 USD còn 555 USD/tấn; gạo 100% tấm giảm 20 USD còn 478 USD/tấn.

Như vậy, từ giữa tháng 2 đến nay, giá gạo 5% tấm xuất khẩu Việt Nam đã liên tục giảm gần 60 USD/tấn và giảm 85 USD/tấn so với đỉnh 663 USD/tấn vào tháng 12/2023.

Trong nửa cuối tháng 2/2024, giá gạo xuất khẩu cùng phẩm cấp của các nước gồm Thái Lan, Pakistan cũng ghi nhận giảm. Tuy nhiên, trong phiên điều chỉnh mới nhất ngày 4/3, giá gạo Thái Lan tăng nhẹ, gạo 5% tấm tăng thêm 4 USD và hiện có giá 613 USD/tấn, gạo 25% tấm có giá 561 USD/tấn, gạo 100% tấm có giá 484 USD/tấn.

Nguyên nhân giá gạo xuất khẩu liên tục giảm

Doanh nghiệp nhập khẩu trì hoãn đặt hàng

Theo VFA, việc giá gạo xuất khẩu giảm do các nước vào vụ thu hoạch chính, nguồn cung dồi dào nên nhà nhập khẩu tìm cách trì hoãn đặt hàng. Cụ thể, tại Việt Nam, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (vựa lúa lớn nhất của Việt Nam) đang thu hoạch rộ vụ Đông xuân. Việc giá gạo xuất khẩu giảm đã tác động tới giá lúa gạo trong nước. Theo đó, giá lúa tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg so với thời điểm trước Tết Nguyên đán.

Theo cập nhật của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang ngày 4/3, bình quân giá lúa tươi mua tại ruộng ở mức 7.200 – 8.000 đồng/kg. Cụ thể, lúa Đài thơm 8 dao động quanh mốc 7.800 – 8.000 đồng/kg, lúa IR 504 ở mức 7.200 - 7.300 đồng/kg; lúa OM 5451 ở mức 7.300 - 7.400 đồng/kg; lúa Nàng hoa 9 dao động 7.500 - 7.700 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 7.600 - 7.800 đồng/kg; lúa Nhật 7.800 - 8.000 đồng/kg.

Mặc dù, giá lúa gạo xuất khẩu giảm liên tục nhưng các chuyên gia cho rằng đây chỉ là xu hướng trong ngắn hạn và sẽ không giảm quá sâu do nhu cầu lương thực thế giới vẫn rất cao trong khi nguồn cung hạn chế vì tác động của biến đổi khí hậu.

Cụ thể, theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 8,6 triệu tấn gạo trong năm 2024. Các quốc gia nhập khẩu hàng đầu là Philippines, Indonesia, Trung Quốc đều có kế hoạch tăng nhập khẩu gạo trong năm nay.

Trong đó Philippines được dự báo sẽ nhập khẩu kỷ lục 3,8 triệu tấngạo; Indonesia cũng lên kế hoạch nhập khẩu khoảng 3,6 triệu tấn gạo.

Ngoài ra, còn có trường hợp Trung Quốc, sau thời gian dài dừng nhập khẩu và sử dụng gạo dự trữ cũng đã bắt đầu có kế hoạch nhập khẩu gạo trở lại. Trong khi đó, Ấn Độ là nước có sản lượng gạo lớn nhất thế giới vẫn tiếp tục chính sách hạn chế xuất khẩu nhằm ổn định giá lương thực trong nước.

Diễn biến thuận theo quy luật cung - cầu của thị trường

Bà Phan Mai Hương, chuyên gia thị trường, đồng sáng lập chuyên trang thị trường lúa gạo SS Rice News, phân tích, trước hết phải xác định giá gạo xuất khẩu hiện nay thấp hơn so với đỉnh điểm năm 2023 nhưng vẫn cao so với mặt bằng bình quân nhiều năm.

Xu hướng giảm giá gạo gần đây là diễn biến thuận theo quy luật cung - cầu của thị trường. Nhu cầu lương thực thế giới vẫn cao nhưng không cấp bách như giai đoạn trước. Thêm nữa thời điểm này, các quốc gia sản xuất lúa gạo như Việt Nam, Thái Lan đều đang thu hoạch rộ vụ Đông Xuân, là vụ có sản lượng lớn nhất trong năm, do đó, nguồn cung khá dồi dào.

Các nhà nhập khẩu gạo lớn đều nắm rõ thời điểm thu hoạch và sản lượng lúa gạo từ các quốc gia nên họ không vội vàng mua vào mà có tâm lý chờ để trả được giá tốt hơn.

“Giá xuất khẩu giảm kéo theo giá lúa gạo nguyên liệu trong nước cũng hạ nhiệt. Đây là thời điểm các doanh nghiệp xuất khẩu có thể đẩy mạnh mua vào để dự trữ cho các đơn hàng thời gian tới. Tuy nhiên, trên thực tế trải qua một năm 2023 nhiều biến động khó lường, không ít doanh nghiệp xuất khẩu gạo thua lỗ nên năm nay họ đang gặp khó khăn về tài chính hoặc thực hiện mua tới đâu bán tới đó, không dám dự trữ nhiều.

Về cơ bản, các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn phải tự cân đối, quyết định thời điểm mua vào dựa trên hợp đồng xuất khẩu đã ký kết với đối tác. Tuy nhiên, nếu có chính sách hỗ trợ về lãi suất hay nguồn vốn tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp thu mua, dự trữ lúa gạo thì doanh nghiệp sẽ mạnh dạn mua vào, việc tiêu thụ lúa Đông Xuân cho nông dân sẽ nhanh hơn”, bà Phan Mai Hương nhận định.

Trung Anh (T/H)

Bạn đang đọc bài viết Lý giải nguyên nhân giá gạo xuất khẩu liên tục giảm. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0922 281 189 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng
Hôm nay (20/11): Giá vàng thế giới tăng sát mốc 2630 USD/ounce cao nhất 10 ngày qua, kéo giá vàng trong nước tăng theo. Trong đó, vàng miếng SJC vụt lên 85 triệu đồng, vàng nhẫn trơn cũng tiến sát mức này.

Tin mới

Một số thông tin về điều hành xăng dầu ngày 21/11/2024
Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ 14/11/2024 - 20/11/2024) chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc không đạt kỳ vọng của nhà đầu tư, xung đột tại khu vực Trung Đông vẫn tiếp diễn, xung đột quân sự giữa Nga với Ucraina có dấu hiệu leo thang...
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành.
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc–Nam với tổng vốn đầu tư khoảng trên 67 tỷ USD sẽ xóa “điểm nghẽn” về vận tải bằng đường sắt vốn đã quá lạc hậu như hiện nay và cũng tạo cơ hội cho các DN Việt Nam từ cơ khí chế tạo, công nghệ đến tài chính tham gia để tự “vươn mình” lớn lên trong kỷ nguyên mới.
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK đối với CTCP In Hospitality (Công ty)
Ngày 18/11/2024, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 377/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần In Hospitality (Địa chỉ trụ sở chính: 194 Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh), cụ thể như sau: